Một số phương pháp chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm nông

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 33)

làm thức ăn cho trâu, bò

Ở nước ta hiện nay, việc chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ sử dụng thức ăn thô xanh đã qua chế biến nhìn chung còn thấp, chủ yếu là áp dụng tại các trang trại còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ thì hầu như không áp dụng. Việc nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn thô xanh thông qua chế biến chưa được chú ý đã gây lãng phí và không chủ động được nguồn thức ăn. Các phương pháp chính để chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp bao gồm:

- Phương pháp vật lý: bao gồm xử lý cơ học (cắt ngắn, xay, nghiền… giúp thấm đều các chất bổ sung, đảm bảo chất lượng thức ăn đồng đều hơn), xử lý bằng nhiệt (phơi nắng, sấy, rang, luộc… ); xử lý bằng bức xạ (sử dụng các tia cực tím, tia gama).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phương pháp hóa học: Thường được sử dụng trong chế biến, bảo quản thức ăn giàu xơ là rơm lúa, bao gồm: Phương pháp kiềm hóa (hóa chất dùng là những dung dịch có tính kiềm như nước vôi, NaOH, urê, amoniac….); Phương pháp oxi hóa, sử dụng các chất có tính oxy hóa như ozon, cloritnatri, axit hóa.

- Phương pháp sinh học: Gồm ủ tươi (ủ xanh, ủ chua), ủ khô và có thể được bổ sung thêm các tác nhân sinh học như enzym, chế phẩm sinh học, các chủng vi sinh vật như nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. Phương pháp này giúp bảo quản gần như nguyên trạng, cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật sản sinh ra, mùi vị thơm ngon, gia súc thích ăn, giá thành chế biến thấp, dễ áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi, khắc phục được tính thời vụ và thời gian bảo quản dài.

Dựa vào đặc điểm, thành phần hóa học, tính chất của từng loại nguyên liệu thức ăn thô để lựa chọn phương pháp chế biến, bảo quản phù hợp sẽ góp phần giải quyết nguồn cung cấp thức ăn thô xanh. Hiện nay, một số phương pháp thường được sử dụng như phơi, sấy khô, cắt ngắn, kiềm hóa bằng urê và ủ chua.

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)