Kết quả sinh trưởng tương đối của bò thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.11 và biểu đồ 3.3 như sau:
Bảng 3.11: Sinh trƣởng tuyệt đối của bò thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn
TN (ngày)
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Sig.
(P)
X ± mx Cv% X ± mx Cv% X ± mx Cv%
1 - 30 246,00b ± 7,71 5,43 345,5a ± 18,0 9,01 388,9a ± 41,6 18,53 0,023 31 - 60 299,8b ± 44,5 25,72 425,3a ± 16,5 6,70 391,7b ± 12,4 10,93 0,004 1 - 60 272,9b ± 25,2 16,00 385,4a ± 14,5 6,50 390,39a ± 8,62 3,83 0,005
Ghi chú: a,b Những số trùng bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của bò ở lô 2 cao nhất (390,39 g/con/ngày) sau đó là ở lô 1 (385,4 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô đối chứng (272,9 g/con/ngày). Trung bình giai đoạn 1 - 60 ngày là 272,9 (ĐC); 385,4 (lô 1); 390,39 (lô 2) g/con/ngày, có sự sai khác thống kê giữa các lô thí nghiệm (P < 0,05).
Kết quả trên cho thấy, tăng trọng của bò ở lô bổ sung thức ăn ủ chua thấp hơn đôi chút so với lô bổ sung thức ăn là rơm ủ urê. So sánh với kết quả của Nguyễn Bá Mùi (2005) [22], nghiên cứu thay thế 30%, 40% khẩu phần cơ sở là cỏ voi và cám hỗn hợp bằng bã dứa ủ chua với giống bò Brahman cho tốc độ tăng trọng là 408 và 457 g/con/ngày so với khẩu phần cơ sở là 373 g/con/ngày thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích rằng do giống bò sử dụng trong thí nghiệm là khác nhau nên có sự khác nhau về khả năng tăng khối lượng. Kết quả của chúng tôi thấp hơn với kết quả của Mai Thị Thơm và cs (2010) [27], sử dụng thân lá lạc ủ chua có với 3%, 6% bột ngô và 0,5% muối nuôi bò thịt, tăng trọng của bò đạt từ 520 - 550 g/con/ngày.
Kết quả tăng trọng của bò lai Sind khi sử dụng rơm ủ 4 % urê trong nghiên cứu của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10], đạt 607 - 688g/con/ngày, kết quả thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn so với kết quả trên, do trong khẩu phần thí nghiệm của tác giả có bổ sung thêm bột cá là nguồn thức ăn giàu protein nên bò có khối lượng tăng trọng cao hơn. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả sử dụng rơm được chế biến với công thức 2,5% urê + 0,5% vôi làm nguồn thức ăn chính cho bê thì tốc độ tăng trọng là 449g, ở bê ăn rơm không xử lý là 363g của tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [3].
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 kg ĐC TN1 TN2 Lô TN
Sinh trưởng tuyệt đối
0 ngày 0-30 ngày 30-60 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua biểu đồ cho thấy, giá trị trung bình về sinh trưởng tuyệt đối của bò ở các giai đoạn thí nghiệm đều tăng cao hơn so với lô đối chứng, giai đoạn 31 - 60 ngày có khả năng tăng khối lượng cao hơn giai đoạn thí nghiệm từ 1 - 30 ngày.