Hàm lượng xơ thô của thức ăn ủ chua và ủ urê

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 55)

Hàm lượng xơ thô của các loại thức ăn ủ được trình bày ở bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7: Hàm lƣợng xơ thô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê

Công thức ủ

Hàm luợng xơ thô (% trong VCK)

15 ngày 30 ngày ngày 45 60 ngày Sig.

(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% CT1- Ủ chua a34,87a ± 1,96 9,72 a35,74a ± 1,33 6,44 a35,34a ± 0.83 4,08 a35,33a ± 1,05 5,15 0,975 CT2 - Ủ chua c15,22b ± 0.56 6,37 c15,18b ± 0,59 6,74 c15,16b ± 0,44 5,05 c14,97b ± 0,69 7,97 0,990 CT3 - Ủ chua c16,13a ± 0,77 8,29 c16,10a ± 0,62 6,76 c15,99a ± 1,14 12,36 c15,61a ± 0,39 4,32 0,960 CT4 - Ủ chua b23,30a ± 1,71 12,71 b23,15a ± 1,67 12,51 b22,57a ± 1,88 14,45 b21,93a ± 1,89 14,95 0,945 CT5 - Ủ chua b18,40a ± 0,85 8,06 b17,94a ± 0,42 4,08 b17,69a ± 0,91 9,00 b17,23a ± 0,44 4,43 0,697 CT6 - Ủ urê 32,48 ± 0,56 2,99 30,68 ± 1,37 7,72 29,38 ± 1,23 7,25 28,66 ± 1,51 9,10 0,209 CT7- Ủ urê 34,18 ± 1,03 5,24 33,78 ± 0,95 4,92 32,84 ± 1,69 8,93 32,02 ± 0,78 4,24 0,585 Sig. (P) 0.000 0.000 0.000 0.000

Ghi chú:a,bNhững số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên trái khác nhau sai

khác có ý nghĩa (P<0,05)

Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05)

Từ kết quả phân tích hàm lượng xơ thô của các công thức ủ chua ta thấy có sự chênh lệch về hàm lượng xơ thô. Hàm lượng xơ thô của CT1 (thân sắn ủ với muối hạt) là cao nhất, thấp nhất là CT2. Hàm lượng xơ thô giảm dần theo tỷ lệ sử dụng thân, lá sắn trong các công thức ủ từ 35,33% (CT1) xuống 14,97% (T60). So sánh với kết quả phân tích mẫu ngọn lá sắn ủ chua là 7,39% VCK của tác giả Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001) [4], kết quả của của chúng tôi cao hơn. Điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này có thể giải thích rằng do chúng tôi sử dụng thân sắn sau khi thu hoạch cây đã già, nhiều phần bị xơ hóa hơn so với phần thân trên ngọn sắn.

Kết quả phân tích hàm lượng xơ thô của rơm lúa tươi ủ urê ở các thời điểm khác nhau dao động trong khoảng 28,66 - 32,48% và của rơm khô là 32,02 - 34,18% và không có sự sai khác đáng kể (P > 0,05). Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả công bố của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10] là 42,0% với rơm khô.

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 55)