Độc tố HCN có trong sắn là yếu tố gây hạn chế trong việc sử dụng sắn và phụ phẩm từ sắn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khi HCN vào cơ thể sẽ gây ức chế men hô hấp tế bào cytocrom - oxydaza; do thiếu oxy máu tĩnh mạch có mầu đỏ thẫm, con vật có biểu hiện ngạt thở. Trong trường hợp ngộ độc cấp tính, con vật có thể chết trong vòng vài phút, trường hợp không quá cấp tính, nước bọt tiết mạnh, chuyển động giật lùi, có hiện tượng rối loạn hô hấp; 15 - 60 phút sau con vật có thể chết.
Dựa vào hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn người ta chia ra giống sắn ngọt và giống sắn đắng. Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2003) [17] thì phân loại sắn đắng có hàm lượng độc tố trên 0,02%; sắn ngọt có hàm lượng độc tố thấp hơn 0,01%. Một số phương pháp thường sử dụng để chế biến làm giảm hàm lượng độc tố HCN trong sắn đó là:
- Dùng phương pháp ngâm củ sắn từ 5 - 7 ngày trong dòng nước chảy hoặc trong bể nước tĩnh để hòa tan HCN trong nước sau đó lọc lấy tinh bột. Phương pháp này tốn nhiều công và khó áp dụng với quy sản xuất lớn. Mặt khác, sắn sau khi ngâm nước sẽ bị giảm chất lượng vì nước đã xâm nhập vào trong củ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Biện pháp nấu chín hoặc luộc sắn để loại bỏ hàm lượng HCN (vô hiệu hóa men Linamariaza), tuy nhiên phương pháp này khó khả thì và không thể phổ biến nếu số lượng sắn thu hoạch lớn, tốn kém nhiên liệu và thời gian.
- Biện pháp phân hủy HCN bằng bốc hơi hoặc rửa sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng HCN, đây là biện pháp cổ điển hay dùng như băm nhỏ lá sắn phơi khô, thái lát và ngâm nước củ sắn (ngâm bằng nước muối, nước vôi, axit HCl…). Củ và lá sắn bị tác động làm thay đổi tế bào cả về hình thái, cấu trúc và sinh hóa, thông qua đó các glucozit tiếp xúc với enzym dẫn đến HCN được giải phóng và bay hơi.
- Ủ chua củ sắn và phụ phẩm từ sắn là một phương pháp được áp dụng để làm giảm HCN. Phương pháp này dựa trên nguyên lý tác động làm thay đổi cấu trúc tế bào dẫn đến tác động giữa glucozit và enzym để tạo thành HCN dạng tự do, chúng sẽ bị rửa theo nước hoặc bay hơi trong quá trình cho gia súc ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các phụ phẩm nông nghiệp:
+ Thân sắn tươi (giống sắn ngọt) sau thu hoạch củ, lấy phần thân trên mặt đất. + Lá sắn hái tươi cả phần cuống lá, bỏ những lá khô, úa vàng, được phơi héo. Các loại nguyên liệu trên được cho vào máy băm nhỏ (kích thước 0,5 - 1cm) và để riêng từng loại.
+ Rơm lúa sau khi thu hoạch gồm rơm lúa tươi ngay sau khi tuốt lúa và rơm lúa được phơi khô.
- Các nguyên liệu khác:
+ Bột sắn được nghiền từ sắn lát phơi khô trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. + Rỉ mật đường được lấy từ các nhà máy sản xuất mì chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
+ Urê; muối hạt.
- Đối tượng động vật thí nghiệm: Bò lai Sind từ 16 -18 tháng tuổi, khối lượng trung bình trên 160 kg.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
- Địa điểm tiến hành điều tra tiềm năng và tình hình sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp: Huyện Tân Sơn, Huyện Cẩm Khê, Huyện Thanh Ba và Thị xã Phú Thọ.
- Địa điểm tiến hành ủ thí nghiệm các công thức ủ: Phòng thí nghiệm Hóa - Sinh - Trường Đại học Hùng Vương.
- Địa điểm phân tích thành phần hóa học các công thức ủ: Phòng phân tích thức ăn gia súc và sản phẩm chăn nuôi (VILAS - 053) - Viện Chăn nuôi Quốc gia.
- Địa điểm ứng dụng nghiên cứu: xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Thời gian
- Điều tra, đánh giá tiềm năng và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò của các hộ chăn nuôi được tiến hành từ 06/8/2010 - 15/10/2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thí nghiệm 1 tiến hành từ 25/10/2010 - 23/12/2010. - Thí nghiệm 2 tiến hành từ 11/3/2011 - 10/5/2011
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các công thức ủ chua thân, lá sắn, các công thức ủ rơm với urê trong phòng thí nghiệm. Đánh giá sự biến đổi thành phần hóa học trong quá trình ủ chua và ủ urê. Từ đó nhằm tìm ra công thức ủ chua và ủ urê tối ưu để sử dụng làm thức ăn cho bò nuôi thịt dựa trên các tiêu chí kỹ thuật và kinh tế.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế một phần cỏ tươi bằng thức ăn thân, lá sắn ủ chua và rơm ủ urê làm thức ăn cho bò nuôi thịt.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra, đánh giá về tiềm năng và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
- Phương pháp đánh giá tiềm năng nguồn phụ phẩm nông nghiệp:
+ Loại cây trồng là lúa: Mẫu được chọn ngẫu nhiên ở 20 bụi tại các vị trí khác nhau, được cắt cách mặt đất 5cm. Sau đó phơi khô, cân khối lượng rơm và khối lượng thóc.
+ Loại cây trồng là ngô: Chọn mẫu theo 5 ô vuông tiêu chuẩn (2m x 2m), thu hoạch bắp và thân cây ngô, sau đó đem phơi khô. Tiến hành cân khối lượng các phần.
+ Loại cây trồng là sắn: Chọn mẫu theo 5 ô vuông tiêu chuẩn (2m x 2m), thu hoạch củ và thân, lá, sau đó đem phơi khô. Tiến hành cân khối lượng các phần.
- Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu, bò: Tiến hành điều tra tại 3 huyện và một thị xã, mỗi huyện điều tra 10 xã, thị xã Phú Thọ tiến hành điều tra 6 xã. Mỗi xã điều tra trực tiếp đại diện 5 - 7 hộ theo nguyên tắc đảm bảo các hộ phỏng vấn đều có đại diện của các thôn trong xã. Việc điều tra được tiến hành theo phiếu điều tra được chuẩn bị trước. Thời gian điều tra tiến hành vào tháng 8 năm 2010.
2.4.2. Ủ chua thân, lá sắn và ủ rơm với urê trong phòng thí nghiệm
- Đối với thí nghiệm ủ chua: Các nguyên liệu gồm: thân sắn, lá sắn, bột sắn, rỉ mật đường và muối được sơ chế, chuẩn bị đầy đủ và theo yêu cầu (như phần đối tượng nghiên cứu). Sử dụng cân Nhơn Hoà có độ chính xác từ 2 - 5 g để định lượng các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguyên liệu ủ theo các công thức tại bảng 2.1. Sau đó trộn đều các nguyên liệu và cho vào túi ủ. Các mẫu thức ăn ủ chua được ủ trong túi nilon 2 lớp, lèn thật chặt và buộc kín để đảm bảo yếm khí. Khối lượng mẫu 300 g/túi, mỗi công thức ủ được lặp lại 3 lần. Các túi được đánh dấu bằng nhãn, sau đó bảo quản trong tủ đảm bảo không bị hư hại.
Bảng 2.1: Các công thức ủ chua thân, lá sắn (Đơn vị %)
TT Công thức Thân sắn Lá sắn Bột sắn Rỉ mật đƣờng Muối
1 Công thức 1 99,5 - - - 0,5
2 Công thức 2 89,5 5 5 - 0,5
3 Công thức 3 79,5 10 - 5 0,5
4 Công thức 4 79,5 15 5 5 0,5
5 Công thức 5 69,5 20 7 3 0,5
- Đối với thí nghiệm ủ urê: Các nguyên liệu gồm: rơm lúa tươi, rơm lúa đã phơi khô, urê và nước sạch. Các nguyên liệu được sơ chế, chuẩn bị theo yêu cầu như phần đối tượng nghiên cứu. Sử dụng cân có độ chính xác 5 g để định lượng các nguyên liệu ủ theo các công thức tại bảng 2.2, (tỷ lệ urê sử dụng được tính theo % vật chất khô của nguyên liệu). Đối với rơm lúa tươi, cứ 10 kg rơm thì hòa tan lượng urê vào 2 lít nước rồi cho vào bình phun có dung tích nhỏ để phun. Đối với rơm lúa khô, cứ 10 kg rơm tưới 8 lít nước có hòa urê. Sau đó các nguyên liệu được cho vào túi nilon 2 lớp, lèn thật chặt và buộc kín để đảm bảo yếm khí. Khối lượng mẫu 300 g/túi, mỗi công thức ủ được lặp lại 3 lần. Các túi được đánh dấu bằng nhãn, sau đó bảo quản trong tủ đảm bảo không bị hư hại.
Bảng 2.2: Các công thức ủ rơm với urê (%)
TT Công thức Rơm tƣơi Rơm khô Urê
1 Công thức 6 100 - 2
2 Công thức 7 - 100 4
2.4.3. Sử dụng thức ăn ủ chua và ủ urê nuôi bò
Thí nghiệm được tiến hành với 09 con bò lai sind theo phương pháp phân lô so sánh, bố trí với 3 lô, mỗi lô 03 con, đảm bảo đồng đều về khối lượng, tính biệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bò thí nghiệm được tiêm phòng các bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng và được tẩy giun trước khi đưa vào thí nghiệm. Thức ăn thí nghiệm được cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.3.
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải Lô ĐC Lô 1 Lô 2
Số lượng bò TN (con) 3 3 3
Khối lượng TB (kg/con) 164 169 171
Tuổi (tháng) 16 - 18 16 – 18 16 – 18
Thời gian chuẩn bị (ngày) 15 15 15
Thời gian thí nghiệm (ngày) 60 60 60
Khẩu phần
Cỏ tự nhiên hỗn hợp (kg/con/ngày) 10 7,5 7,5
Rơm khô Tự do Tự do Tự do
Thức ăn tinh (kg/con/ngày) 0,5 0,5 0,5
Thân, lá sắn ủ chua (kg/con/ngày) - 2,5 -
Rơm khô ủ urê (kg/con/ngày) - - 2,5
- Lô đối chứng: Khẩu phần cho bò ăn là cỏ tự nhiên + rơm khô + cám ngô. - Lô thí nghiệm 1: Khẩu phần cho bò ăn là thức ăn ủ chua (CT4) (thay thế 25% cỏ tươi) + rơm khô + cám ngô.
- Lô thí nghiệm 2: Khẩu phần cho bò ăn là rơm khô ủ 4% urê tính theo VCK (CT7) (thay thế 25% cỏ tươi) + rơm khô + cám ngô.
Ủ chua thân, lá sắn làm thức ăn nuôi bò: Ủ chua thân, lá sắn được tiến hành theo mô tả phương pháp của Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2007) [36]. Thân sắn sau khi thu hoạch củ, lấy phần thân trên mặt đất được cho vào máy băm nhỏ từ 0,5 - 1 cm. Lá sắn được thu hái cả ngọn, loại bỏ những lá khô, úa vàng dùng máy băm nhỏ từ 1 - 2 cm, để hơi héo. Tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ đã định, khối lượng trộn 500 kg/lần, sau đó nén chặt vào túi ủ. Túi ủ sử dụng bằng loại túi ủ bằng nilon chuyên dụng ủ thức ăn thô xanh cho trâu bò và được lồng 2 lớp để đảm bảo yếm khí. Các nguyên liệu được lèn chặt theo từng lớp, sau đó buộc kín miệng túi ủ sau 30 ngày có thể sử dụng cho bò ăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ủ rơm khô với urê làm thức ăn nuôi bò: Rơm ủ với urê được tiến hành theo mô tả của Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2007) [36]. Rơm lúa khô sau khi thu hoạch được phơi khô và tiến hành ủ bằng túi ủ nilon chuyên dụng, khối lượng rơm ủ là 100 kg/túi. Lượng urê được hòa tan vào nước theo tỷ lệ đã định. Rơm được cho vào túi ủ theo từng lớp (20 - 30 cm) thì tiến hành tưới nước có urê một lần, lèn chặt đảm bảo yếm khí, lần lượt làm như vậy cho đến khi đạt khối lượng cần thiết. Sau đó, tiến hành buộc kín miệng túi ủ, sau 3 tuần có thể lấy rơm cho bò ăn.
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu
Các mẫu nguyên liệu thân, lá sắn, rơm lúa được lấy mẫu phân tích theo phương pháp mô tả trong Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4325 - 2007 [31].
2.4.5. Phương pháp phân tích mẫu
Các chỉ tiêu thành phần hoá học của mẫu thức ăn ủ chua được phân tích: VCK, CP, CF, giá trị pH, hàm lượng HCN.
- VCK của các mẫu được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4326 - 2001 [32].
- Hàm lượng CP được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4328 - 2007 [33].
- Hàm lượng CF được xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4329 - 2007 [34].
- Hàm lượng HCN được xác định theo Tiêu chuẩn ngành: TCN 604 - 2004 [30].
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi
- Các chỉ tiêu phân tích thành phần hoá học: vật chất khô, protein thô, xơ thô, giá trị pH, hàm lượng HCN của các công thức ủ chua và ủ urê thí nghiệm ở các thời điểm 15 ngày; 30 ngày; 45 ngày; 60 ngày sau ủ.
- Khối lượng bò thí nghiệm (kg), tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn (đồng/kg tăng khối lượng).
2.6. Xử lý số liệu
Các số liệu thu được trong nghiên cứu đều tiến hành xử lý thống kê sinh vật học. Sử dụng Anova và Tukey’s của phần mềm Minitab 14.12 để kiểm tra mức độ sai khác thống kê giữa các lô thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nghiệp trong chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Kết quả đánh giá về tiềm năng nguồn phụ phẩm nông nghiệp
Để đánh giá trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp, chúng tôi chọn ra một lượng mẫu để khảo sát tỉ lệ giữa phụ phẩm với chính phẩm (gọi là hệ số phụ phẩm), từ đó tính sản lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kết quả được trình bày tại bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm của một số cây loại trồng
TT Loại cây trồng Số mẫu KL phụ phẩm (kg) KL chính phẩm (kg) Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm 1 Lúa 20 1,65 1,81 0,91 2 Ngô (thân, lá) 20 4,65 2,30 2,02 3 Sắn 20 0,83 1,15 0,72
Qua bảng cho thấy: Tỷ lệ thân cây ngô/hạt ngô là 2,02. Tỷ lệ rơm/thóc là 0,91. Tỷ lệ thân cây sắn/củ sắn là 0,72. So sánh với hệ số điều tra tỷ lệ rơm/thóc của của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10], là 0,89 thì kết quả của chúng tôi tương đương. Các hệ số này cho thấy trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu bò là khá lớn, nếu được chế biến, bảo quản, tận dụng tốt sẽ góp phần vào việc phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là trong những thời gian thiếu cỏ.
Để đánh giá trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu về diện tích, sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2007 - 2010 Số liệu được trình bày tại bảng 3.2 như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Diện tích, sản lƣợng một số loại cây lƣơng thực chính tại Phú Thọ
TT Loại cây trồng Diện tích (nghìn ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Lúa 71,87 67,87 71,28 68,81 324,47 331,85 362,75 352,35 2 Ngô 21,63 23,12 16,43 20,65 82,25 89,50 63,42 90,38 3 Sắn 7,70 7,30 7,28 7,59 88,59 87,85 87,94 96,28 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ) [9]
Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy, các loại cây lương thực chính là lúa, ngô và sắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều có diện tích tương đối lớn. Nếu ước tính sản lượng phụ phẩm theo hệ số tại bảng 3.1 thì sản lượng phụ phẩm tính tại thời điểm năm 2010 đối với rơm lúa là trên 320 nghìn tấn, phụ phẩm từ cây ngô trên 182