Khối lượng bò vào các thời điểm bắt đầu thí nghiệm, 30 ngày và 60 ngày thí nghiệm được thể hiện tại bảng 3.10 và đồ thị 3.2 cho thấy: Ở các khẩu phần ăn khác nhau, khả năng tăng khối lượng là khác nhau. Khối lượng cơ thể tính chung của bò thí nghiệm và bò đối chứng đều sinh trưởng tốt, phù hợp với quy luật sinh trưởng của bò.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.10: Khối lƣợng của bò thí nghiệm qua các thời điểm khảo sát (kg/con) Thời gian TN
(ngày)
Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Sig.
(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% Ngày bắt đầu 164,77 ± 3,48 3,65 169,79 ± 2,09 1,98 171,55 ± 2,08 2,10 0,246 30 172,15b ± 3,41 3,43 180,16a ± 2,40 2,31 183,22a ± 0,84 0,80 0,045 60 181,14b ± 2,37 2,26 192,92a ± 2,24 2,01 194,97a ± 1,58 1,41 0,007
Ghi chú: a,b Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau
sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khối lượng bò thí nghiệm tại thời điểm bắt đầu theo dõi ở lô đối chứng là 164,77 kg, lô 1 là 169,79 kg và lô 2 là 171,5 kg, giữa 3 lô tương đối đồng đều, không có sự sai khác thống kê (P > 0,05). Sau 30 ngày thí nghiệm khối lượng của bò ở lô đối chứng là 172,15 kg, lô 1 là 180,16 kg, lô 2 là 183,22 kg; Sau 60 ngày thí nghiệm đạt các giá trị tương ứng là 181,14; 192,92 và 194,97 kg. Sinh trưởng tích lũy của bò ở các lô thí nghiệm đều cao hơn bò ở lô đối chứng (tính tới thời điểm kết thúc thí nghiệm) trong đó cao nhất là bò ở lô 2 bò tăng 23,42 kg sau đó là bò ở lô 1 tăng 23,12 kg và thấp nhất ở bò đối chứng tăng 16,37 kg.
Đồ thị sinh trưởng tích lũy
145 150 155 160 165 170 175 180 185 190 195 200
0 ngày 0-30 ngày 30-60 ngày Ngày
kg/con
ĐC TN1 TN2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, khi cho bò ăn thức ăn ủ chua hoặc rơm xử lý urê thì khả năng tăng khối lượng cao hơn so với bò ở lô đối chứng không sử dụng các loại thức ăn này trong khẩu phần (P < 0,05).
So sánh với kết quả nuôi bò thịt lai Sind bằng khẩu phần sử dụng thân lá lạc ủ chua của Mai Thị Thơm và cs (2010) [27], thì kết quả tăng trọng của chúng tôi thấp hơn, tác giả sử dụng các công thức ủ chua có bổ sung bột ngô theo tỷ lệ 0%, 3% và 6% bột ngô cho bò sau 2 tháng cho có khối lượng đạt 255,7kg; 243,3 kg và 235,3 kg so với khối lượng ban đầu là 196,6 kg, 212,7 kg và 202,5 kg. Tương ứng tăng 59,1 kg, 30,60 kg và 32,80 kg. Theo Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả (2008) [23] khi nghiên cứu về mức bổ sung bã sắn ủ chua với khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng là rơm lúa thì mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với tổng chất khô khẩu phần, và việc bổ sung các loại thức ăn giàu protein thực trong khẩu phần là rất cần thiết để đảm bảo khả năng tiêu hóa thức ăn và môi trường trong dạ cỏ. Kết quả nghiên cứu sử dụng khẩu phần bổ sung rơm ủ urê cho bò lai sind 15 - 18 tháng tuổi của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10] cho khối lượng tăng trọng sau 12 tuần thí nghiệm là 190,6 kg và 183,4 kg so với khối lượng đầu kỳ là 132,8 kg và 132,4 kg. tương ứng tăng 688 g/ngày. So sánh với kết quả trên thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.