* Cơ sở khoa học:
- Urê khi vào dạ cỏ loài nhai lại, được enzym ureaza của VSV chuyển thành ammoniac và cacbonic theo phản ứng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ureaza
CO(NH2)2 + H2O 2NH3 + CO2
Bổ sung urê cho gia súc nhai lại chính là cung cấp nitơ từ ammoniac cho vi khuẩn và cho protozoa dạ cỏ tổng hợp nên protein của chúng. Lượng protein vi sinh vật tổng hợp càng nhiều thì việc sử dụng urê càng có hiệu quả. Sự tổng hợp protein vi sinh vật từ NH3 dạ cỏ đạt mức tối đa khi nồng độ NH3 dịch dạ cỏ ổn định ở mức 150 - 200 mg/l dịch dạ cỏ, nồng độ NH3 quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng urê để tổng hợp protein của VSV. Vì vậy, cần cung cấp urê với một lượng thích hợp (không quá 30g/100kg thể trọng bò/ngày hoặc lượng nitơ urê không vượt quá 1/3 tổng số nitơ trong khẩu phần) và chia làm nhiều bữa đều đặn. Ngoài ra, để tăng sự tổng hợp protein của VSV dạ cỏ từ nguồn NH3 cần phải chú ý đến nguồn năng lượng cung cấp cho VSV. Trong thực tế, những khẩu phần giàu ngũ cốc, ít thức ăn thô, nhiều xơ là những khẩu phần thích hợp nhất cho việc bổ sung urê [12].
Sản phẩm của quá trình phân giải urê là NH3 có tác dụng cắt mạch liên kết giữa lignin với các thành phần khác của màng tế bào như cellulose, hemicellulose và protein. Cơ chế tác động khi xử lý urê đến thức ăn xơ thô là nó làm cho các sợi xơ trương phồng, phá vỡ cấu trúc giữa lignin với các thành phần khác hoặc hoà tan lignin tạo điều kiện thuận lợi cho VSV dạ cỏ phá vỡ, phân giải xơ. Mặt khác xử lý bằng urê đã làm tăng hàm lượng NH3 trong dạ cỏ, cung cấp nitơ cho nhiều loài vi khuẩn phân giải xơ phát triển. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân Dần (1998) [43], rơm được xử lý bằng urê đã làm cho hàm lượng nitơ tăng rõ rệt với khoảng 90 - 92% được giữ lại trong rơm ướt ngay sau khi mở túi. Sử dụng urê để xử lý rơm thường được tiến hành theo 2 cách sau:
+ Quy mô công nghiệp, rơm được kiềm hoá bằng urê kết hợp với việc nghiền và đóng thành bánh.
+ Quy mô nông hộ, rơm được trộn theo với urê rồi ủ trong các hố hay các bao nilon được nén chặt và giữ kín khí.
Khi sử dụng urê để chế biến, bảo quản nguồn thức ăn giàu xơ cần lưu ý: Độ ẩm của thức ăn (khoảng 30 - 70%); Liều lượng urê sử dụng bằng 4 - 5% so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
VCK; Đảm bảo điều kiện yếm khí; Thời gian ủ và yếu tố nhiệt độ, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân giải urê và các phản ứng nói chung trong quá trình ủ. Thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ môi trường cao thì quá trình amoniac hoá sẽ diễn ra nhanh, nếu nhiệt độ lạnh thì chậm lại. Khi nhiệt độ phòng kín trên 300C thì ủ 7 - 10 ngày, 15 - 300C ủ 10 - 25 ngày, 5 - 150C thì phải ủ 25 - 30 ngày, dưới 50C thì ủ trên 60 ngày.
* Ưu, nhược điểm của phương pháp ủ urê:
Urê là nguồn nguyên liệu dễ tìm, dễ vận chuyển và sử dụng. Sử dụng urê để chế biến nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc nhai lại không chỉ có tác dụng bảo quản hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định mà còn góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn có một số khó khăn như: Nếu kỹ thuật ủ không tốt, không tạo được điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động thì tác dụng bảo quản của urê sẽ kém. Tốn công lao động và có thể gây ô nhiễm môi trường.