Hàm lượng protein thô của thức ăn ủ chua và ủ urê

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 54)

Hàm lượng protein thô trung bình của các loại thức ăn ủ ở bảng 3.6 cho thấy: Sự chênh lệch về hàm lượng protein thô giữa các công thức ủ chua có sự sai khác nhau qua các thời điểm phân tích (15; 30; 45 và 60 ngày sau ủ) (P<0,05).

Trong các công thức ủ chua có tỷ lệ lá sắn tăng dần ta thấy, tỷ lệ protein thô của các mẫu ủ có xu hướng tăng lên theo tỷ lệ bổ sung 0; 5; 10; 15 và 20%. Ở thời điểm 15 ngày sau ủ tương ứng là 6,17; 7,24; 8,01; 7,81 và 10,97 %VCK và ở thời điểm 60 ngày sau ủ tương ứng là 6,47; 7,27; 8,29; 7,91 và 10,88 % VCK. Như vậy, hàm lượng protein thô trong lá sắn đã làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng trong các công thức ủ chua và góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng. Kết quả chúng tôi cũng phù hợp với kết quả công bố hàm lượng protein trong ngọn lá sắn ủ chua là 6,18% của Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001) [4], và thấp hơn kết quả ủ chua lá sắn và bột sắn theo các tỷ lệ khác nhau (5-10%) của Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [21], ở thời gian 30 ngày ủ là 23,03% VCK, ở 60 ngày ủ là 22,55% VCK. Qua kết quả phân tích ta thấy tỷ lệ protein thô có trong các mẫu thức ăn ủ chua có thành phần chính là thân cây sắn đều tương đối thấp, do đó khi sử dụng làm thức ăn cần chú ý cân đối tỷ lệ protein trong khẩu phần.

Bảng 3.6: Hàm lƣợng Protein thô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê

Công thức ủ

Hàm luợng protein thô (% trong VCK)

15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày Sig.

(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% CT1- Ủ chua b6,17c ± 0.44 7,37 a6,41c ± 7,22 9,49 b6,55c ± 0,23 3,80 b6,47c ± 0,27 4.81 0,956 CT2 - Ủ chua b7,24b ± 0,54 12,54 a7,22b ± 0,51 22,52 b7,21b± 0,37 6,09 b7,27b ± 0,63 7.45 1,000 CT3 - Ủ chua b8,01c ± 0,34 13,04 a8,13c ± 0,44 12,22 b8,16c ± 0,17 9,11 b8,29c ± 0,23 15.17 0,938 CT4 - Ủ chua b7,81c ± 0,27 15,64 b7,84ac± 0,53 18,58 b7,86c ± 0,16 8,12 a7,91c ± 0,25 9.62 0,997 CT5 - Ủ chua a10,97a± 0,99 5,99 b10,69a ± 1,15 11,86 a10,75a ± 0,54 3,65 a10,88a ± 0,60 5.47 0,995 CT6 - Ủ urê 9,16 ± a0,67 12,67 a9,23 ± 0,21 3,96 a9,57 ± 0,37 6,69 a9,91 ± 0,62 10.96 0,718 CT7- Ủ urê b4,73 ± 0,57 20,98 b4,52 ± 0,43 16,49 b4,75 ± 0,38 14,12 b4,99 ± 0,53 18.44 0,923 Sig. (P) 0.000 0.000 0.000 0.000

Ghi chú: a,bNhững số trung bình cùng cột mang chữ số mũ bên trái khác nhau sai

khác có ý nghĩa (P<0,05)

Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác có ý nghĩa (P<0,05)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả phân tích hàm lượng protein của rơm lúa tươi sau các thời gian ủ khác nhau dao động trong khoảng 9,16 - 9,91% VCK và của rơm lúa khô dao động trong khoảng 4,73 - 4,99% VCK. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả công bố hàm lượng protein thô rơm lúa tươi là 9,25% VCK của Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006) [37] là 7,37% và thấp hơn kết quả rơm khô ủ urê là 12,77% của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10].

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)