Giá trị pH của thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 56)

Độ pH là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh kết quả ủ chua. Giá trị pH của các loại thức ăn ủ chua và được trình bày tại bảng 3.8 và biểu đồ 3.1 như sau:

Bảng 3.8: Giá trị pH trung bình của thức ăn ủ chua

Công thức ủ

Giá trị pH

15 ngày 30 ngày 45 ngày 60 ngày Sig.

(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% CT1- Ủ chua 3,36 ± 0,14 7,48 3,57 ± 0,07 3,24 3,60 ± 0,06 2,78 3,80 ± 0,57 2,63 0,055 CT2 - Ủ chua 3,60 ± 0,26 12,73 3,63 ± 0,09 4,20 3,67 ± 0,29 13,73 3,93 ± 0,13 5,87 0,682 CT3 - Ủ chua 3,66 ± 0,27 12,89 3,70 ± 0,17 8,11 3,87 ± 0,12 5,38 3,66 ± 0,09 4,17 0,832 CT4 - Ủ chua 3,53 ± 0,24 11,78 3,76 ± 0,07 3,07 3,63 ± 0,32 15,16 3,73 ± 0,23 10,83 0,891 CT5 - Ủ chua 3,66 ± 0,37 11,53 3,90 ± 0,17 7,69 4,13 ± 0,20 8,50 3,80 ± 0,11 5,26 0,070 Sig.(P) 0,000 0,000 0,000 0,000

Giá trị pH tại các thời gian ủ khác nhau có sự chênh lệch nhau không nhiều, ở 15 ngày là từ 3,53 - 3,66, ở 60 ngày là từ 3,66 - 3,93. Giá trị pH cao nhất là CT2 (thân, lá sắn, bột sắn và muối) tại thời điểm 15 ngày và 60 ngày lần lượt là 3,60 và 3,97. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả theo dõi lá sắn ủ chua pH = 3,8 ở 21 ngày và 28 ngày, ở 56 ngày là 3,7 của Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2008) [18] và ở khoai lang ủ chua pH = 3,20 - 4,25 (Nguyễn Thị Tịnh và cs, 2006) [35]; thấp hơn độ pH của cây lạc ủ chua là 4,3 - 4,5 của Viện chăn nuôi (2001) [48].

Trong thức ăn ủ chua hàm lượng axit lactic càng cao thì chất lượng ủ chua càng tốt, pH = 4 - 4,5 được coi là chất lượng tốt nhất. Như vậy chúng ta có thể sử dụng các công thức ủ chua trên để dùng làm thức ăn cho bò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 6 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 pH15 ngày Ph30 ngày pH45 ngày pH60 ngày

Hình 3.1: Biểu đồ giá trị pH của thức ăn ủ chua 3.2.6. Hàm lượng HCN trong thức ăn ủ chua

Kết quả phân tích hàm lượng HCN trong thức ăn ủ chua được trình bày qua bảng 3.9 cho thấy: Hàm lượng HCN của các công thức ủ chua tại các thời điểm 15 và 60 ngày sau ủ dao động trong khoảng 58 - 96 mg/kg sử dụng và 460 - 205mg/kg VCK. Hàm lượng HCN trong các công thức có xu hướng giảm đi theo thời gian ủ, điều này sẽ có lợi cho bò khi sử dụng thức ăn ủ chua. Theo quy định của Cộng đồng Châu Âu thì thức ăn hỗn hợp cho gia súc chỉ được phép chứa thấp hơn 60mg HCN. Như vậy, không nên sử dụng các công thức có hàm lượng HCN quá cao để làm thức ăn cho bò.

Bảng 3.9: Hàm lƣợng HCN trung bình của thức ăn ủ chua

Công thức T15 (n = 3) T60 (n = 3) HCN mg/kg sử dụng HCN mg/kg VCK HCN mg/kg sử dụng HCN mg/kg VCK CT1 96 545 78 460 CT2 72 247 58 205 CT3 92 319 77 271 CT4 77 347 58 267 CT5 94 328 75 276

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đánh giá chung:

Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng vật chất khô, protein thô, xơ thô, độ pH và hàm lượng HCN của thức ăn ủ chua và ủ urê trong phòng thí nghiệm chúng tôi thấy:

- Đối với các công thức ủ chua: Việc ủ chua các nguyên liệu là thân, lá sắn và các nguyên liệu bổ sung theo các tỷ lệ khác nhau (bảng 2.1) đều có thể áp dụng để bảo quản nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho bò. Tuy nhiên, về mặt giá trị dinh dưỡng và nhất là yếu tố về hàm lượng HCN trong các công thức ủ thì chúng tôi thấy rằng công thức 4 là phù hợp để tiến hành đem ủ đại trà làm thức ăn cho bò tại các hộ chăn nuôi hơn các công thức ủ khác vì: hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp trong việc sử dụng làm thức ăn cho bò, hàm lượng HCN ở mức thấp 58mg/kg sử dụng sẽ ít gây tác động xấu đến sức khỏe của bò và tận dụng được nguồn protein từ lá sắn.

- Đối với công thức ủ urê: Các công thức ủ urê với rơm tươi và rơm khô đều có thể áp dụng để bảo quản được nguồn thức ăn dùng cho bò. Tuy nhiên, đối với công thức ủ rơm tươi mặc dù giá trị dinh dưỡng có cao hơn, không tốn công phơi khô, nhưng do thói quen và tập quán nên người dân ít áp dụng, hơn nữa đang trong vụ thu hoạch, việc tuốt lúa xong lại đem rơm đi ủ ngay với số lượng lớn làm người dân gặp khó khăn trong việc bố trí nhân công, nơi bảo quản rơm ủ. Còn đối với rơm khô, mặc dù tốn công phơi nhưng người chăn nuôi có thể cất trữ với số lượng lớn, và đem ủ với làm thức ăn cho bò theo nhu cầu, không bị hạn chế về thời gian. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn công thức ủ urê rơm khô đại trà làm thức ăn nuôi bò trong nông hộ.

3.3. Kết quả theo dõi trên bò thí nghiệm

3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của bò

Khối lượng bò vào các thời điểm bắt đầu thí nghiệm, 30 ngày và 60 ngày thí nghiệm được thể hiện tại bảng 3.10 và đồ thị 3.2 cho thấy: Ở các khẩu phần ăn khác nhau, khả năng tăng khối lượng là khác nhau. Khối lượng cơ thể tính chung của bò thí nghiệm và bò đối chứng đều sinh trưởng tốt, phù hợp với quy luật sinh trưởng của bò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.10: Khối lƣợng của bò thí nghiệm qua các thời điểm khảo sát (kg/con) Thời gian TN

(ngày)

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Sig.

(P) X ± x m Cv% X ± x m Cv% X ± x m Cv% Ngày bắt đầu 164,77 ± 3,48 3,65 169,79 ± 2,09 1,98 171,55 ± 2,08 2,10 0,246 30 172,15b ± 3,41 3,43 180,16a ± 2,40 2,31 183,22a ± 0,84 0,80 0,045 60 181,14b ± 2,37 2,26 192,92a ± 2,24 2,01 194,97a ± 1,58 1,41 0,007

Ghi chú: a,b Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau

sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Khối lượng bò thí nghiệm tại thời điểm bắt đầu theo dõi ở lô đối chứng là 164,77 kg, lô 1 là 169,79 kg và lô 2 là 171,5 kg, giữa 3 lô tương đối đồng đều, không có sự sai khác thống kê (P > 0,05). Sau 30 ngày thí nghiệm khối lượng của bò ở lô đối chứng là 172,15 kg, lô 1 là 180,16 kg, lô 2 là 183,22 kg; Sau 60 ngày thí nghiệm đạt các giá trị tương ứng là 181,14; 192,92 và 194,97 kg. Sinh trưởng tích lũy của bò ở các lô thí nghiệm đều cao hơn bò ở lô đối chứng (tính tới thời điểm kết thúc thí nghiệm) trong đó cao nhất là bò ở lô 2 bò tăng 23,42 kg sau đó là bò ở lô 1 tăng 23,12 kg và thấp nhất ở bò đối chứng tăng 16,37 kg.

Đồ thị sinh trưởng tích lũy

145 150 155 160 165 170 175 180 185 190 195 200

0 ngày 0-30 ngày 30-60 ngày Ngày

kg/con

ĐC TN1 TN2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, khi cho bò ăn thức ăn ủ chua hoặc rơm xử lý urê thì khả năng tăng khối lượng cao hơn so với bò ở lô đối chứng không sử dụng các loại thức ăn này trong khẩu phần (P < 0,05).

So sánh với kết quả nuôi bò thịt lai Sind bằng khẩu phần sử dụng thân lá lạc ủ chua của Mai Thị Thơm và cs (2010) [27], thì kết quả tăng trọng của chúng tôi thấp hơn, tác giả sử dụng các công thức ủ chua có bổ sung bột ngô theo tỷ lệ 0%, 3% và 6% bột ngô cho bò sau 2 tháng cho có khối lượng đạt 255,7kg; 243,3 kg và 235,3 kg so với khối lượng ban đầu là 196,6 kg, 212,7 kg và 202,5 kg. Tương ứng tăng 59,1 kg, 30,60 kg và 32,80 kg. Theo Nguyễn Hải Quân, Nguyễn Xuân Bả (2008) [23] khi nghiên cứu về mức bổ sung bã sắn ủ chua với khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng là rơm lúa thì mức bổ sung không nên vượt quá 40% so với tổng chất khô khẩu phần, và việc bổ sung các loại thức ăn giàu protein thực trong khẩu phần là rất cần thiết để đảm bảo khả năng tiêu hóa thức ăn và môi trường trong dạ cỏ. Kết quả nghiên cứu sử dụng khẩu phần bổ sung rơm ủ urê cho bò lai sind 15 - 18 tháng tuổi của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10] cho khối lượng tăng trọng sau 12 tuần thí nghiệm là 190,6 kg và 183,4 kg so với khối lượng đầu kỳ là 132,8 kg và 132,4 kg. tương ứng tăng 688 g/ngày. So sánh với kết quả trên thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.

3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bò

Kết quả sinh trưởng tương đối của bò thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.11 và biểu đồ 3.3 như sau:

Bảng 3.11: Sinh trƣởng tuyệt đối của bò thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn

TN (ngày)

Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Sig.

(P)

X ± mx Cv% X ± mx Cv% X ± mx Cv%

1 - 30 246,00b ± 7,71 5,43 345,5a ± 18,0 9,01 388,9a ± 41,6 18,53 0,023 31 - 60 299,8b ± 44,5 25,72 425,3a ± 16,5 6,70 391,7b ± 12,4 10,93 0,004 1 - 60 272,9b ± 25,2 16,00 385,4a ± 14,5 6,50 390,39a ± 8,62 3,83 0,005

Ghi chú: a,b Những số trùng bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của bò ở lô 2 cao nhất (390,39 g/con/ngày) sau đó là ở lô 1 (385,4 g/con/ngày) và thấp nhất ở lô đối chứng (272,9 g/con/ngày). Trung bình giai đoạn 1 - 60 ngày là 272,9 (ĐC); 385,4 (lô 1); 390,39 (lô 2) g/con/ngày, có sự sai khác thống kê giữa các lô thí nghiệm (P < 0,05).

Kết quả trên cho thấy, tăng trọng của bò ở lô bổ sung thức ăn ủ chua thấp hơn đôi chút so với lô bổ sung thức ăn là rơm ủ urê. So sánh với kết quả của Nguyễn Bá Mùi (2005) [22], nghiên cứu thay thế 30%, 40% khẩu phần cơ sở là cỏ voi và cám hỗn hợp bằng bã dứa ủ chua với giống bò Brahman cho tốc độ tăng trọng là 408 và 457 g/con/ngày so với khẩu phần cơ sở là 373 g/con/ngày thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Điều này có thể giải thích rằng do giống bò sử dụng trong thí nghiệm là khác nhau nên có sự khác nhau về khả năng tăng khối lượng. Kết quả của chúng tôi thấp hơn với kết quả của Mai Thị Thơm và cs (2010) [27], sử dụng thân lá lạc ủ chua có với 3%, 6% bột ngô và 0,5% muối nuôi bò thịt, tăng trọng của bò đạt từ 520 - 550 g/con/ngày.

Kết quả tăng trọng của bò lai Sind khi sử dụng rơm ủ 4 % urê trong nghiên cứu của Phạm Kim Cương và cs (2001) [10], đạt 607 - 688g/con/ngày, kết quả thí nghiệm của chúng tôi thấp hơn so với kết quả trên, do trong khẩu phần thí nghiệm của tác giả có bổ sung thêm bột cá là nguồn thức ăn giàu protein nên bò có khối lượng tăng trọng cao hơn. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả sử dụng rơm được chế biến với công thức 2,5% urê + 0,5% vôi làm nguồn thức ăn chính cho bê thì tốc độ tăng trọng là 449g, ở bê ăn rơm không xử lý là 363g của tác giả Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [3].

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 kg ĐC TN1 TN2 Lô TN

Sinh trưởng tuyệt đối

0 ngày 0-30 ngày 30-60 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua biểu đồ cho thấy, giá trị trung bình về sinh trưởng tuyệt đối của bò ở các giai đoạn thí nghiệm đều tăng cao hơn so với lô đối chứng, giai đoạn 31 - 60 ngày có khả năng tăng khối lượng cao hơn giai đoạn thí nghiệm từ 1 - 30 ngày.

3.3.3. Sinh trưởng tương đối của bò

Sinh trưởng tương đối của bò được trình bày tại bảng 3.12 và biểu đồ 3.4 như sau:

Bảng 3.12: Sinh trƣởng tƣơng đối của bò thí nghiệm (%)

Giai đoạn TN (ngày) Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 – 30 4,39 5,92 6,59

31 – 60 5,09 6,84 6,21

Ở các lô thí nghiệm khác nhau, sinh trưởng tương đối là khác nhau. Bò ăn khẩu phần thí nghiệm có khả năng sinh trưởng cao hơn so với bò không ăn khẩu phần thí nghiệm, giai đoạn 1 - 30 ngày tương ứng là 5,92% ở lô thí nghiệm là; 6,59% ở thí nghiệm 2 và ở lô đối chứng thấp nhất là 4,39%. Giai đoạn 30 - 60 ngày tưng ứng là 6,84%, 6,21% và 5,09%. 0 2 4 6 8 10 12 14 (%) ĐC TN1 TN2 0 ngày 0-30 ngày 30-60 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua biểu đồ cho thấy: Ở các giai đoạn thí nghiệm 1 - 30 ngày; 31 - 60 ngày, giá trị trung bình về sinh trưởng tương đối của bò ở các lô thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng.

Kết quả thí nghiệm cho thấy thức ăn ủ chua và ủ urê đã cho kết quả tốt, việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để nuôi bò nên được ứng dụng rộng rãi và cần áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm dùng làm thức ăn sẽ mang lại hiệu quả về tăng trọng tốt cho bò nhất là trong những thời điểm thiếu cỏ.

3.3.4. Tiêu tốn thức ăn của bò thí nghiệm

Chúng tôi sơ bộ tính tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng của bò thí nghiệm đối với các loại thức ăn là cỏ tươi, thức ăn ủ chua, rơm ủ urê và cám ngô. Kết quả được thể hiện thông qua bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn của bò trong thời gian thí nghiệm

(Đơn vị: kg)

TT Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 Tổng KL cỏ tự nhiên cung cấp 1800 1350 1350

2 Tổng VCK cỏ tự nhiên cung cấp 460,8 345,6 345,6 3 Tổng protein cỏ tự nhiên cung cấp 45,0 33,75 33,75

4 Tổng KL thức ăn tinh cung cấp 90 90 90

5 Tổng VCK từ TA tinh cung cấp 76,14 76,14 76,14 6 Tổng protein từ TA tinh cung cấp 8,82 8,82 8,82

7 Tổng KL thức ăn ủ chua cung cấp - 450 -

8 Tổng VCK cung cấp từ TA ủ chua - 98,19 -

9 Tổng protein từ TA ủ chua - 35,59 -

10 Tổng KL thức ăn ủ rơm urê cung cấp - - 450

11 Tổng VCK cung cấp từ TA ủ rơm urê - - 376,47

12 Tổng protein từ TA ủ rơm urê - - 22,45

13 KL bò tăng/con 16,37 23,12 23,42

14 Tiêu tốn tổng VCK/kg tăng KL 10,93 7,49 11,36 15 Tiêu tốn tổng protein/kg tăng KL 1,09 1,13 0,93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả theo dõi tiêu tốn vật chất khô của bò trong giai đoạn thí nghiệm cho thấy tiêu tốn tổng vật chất khô/kg tăng khối lượng của bò ở lô thí nghiệm sử dụng thức ăn rơm ủ urê là cao nhất 11,36 kg, sau đó đến lô đối chứng là 10,93 kg và thấp nhất là ở lô sử dụng thức ăn thân, lá sắn ủ chua là 7,49 kg. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng ở các lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 1,09 kg; 1,16 kg và 0,93 kg. Như vậy, lô sử dụng rơm ủ urê có tiêu tốn protein thấp nhất, chứng tỏ việc sử dụng urê ủ rơm đã cung cấp một lượng phi protein đáng kể cho bò và làm giảm bớt tiêu

Một phần của tài liệu xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại phú thọ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)