Giải pháp phát triển nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 81)

Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì nguyên liệu sản xuất có đạt yêu cầu hay không là điều rất quan trọng. Doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với người cung ứng đồng thời phải tìm thêm những nguồn cung ứng khác. Hiện nay, nguồn nguyênliệu cho ngành TCMN ngày càng khan hiếm và trở thành khó khăn của các doanh nghiệp , làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tự tìm ra các loại nguyên liệu khác nhau, giảm sự phụ thuộc vào các loại nguyên liệu tự nhiên, kết hợp các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất Ầ

76

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần thu thập các thông tin về nguồn cung ứng, nhà cung ứng về độ tin cậy: nguyên liệu của họ có đảm bảo về chất lượng, về yêu cầu sản xuất hay không. Phải tham khảo về giá nguyên vật liệu trên thị trường , giá cả của đối thủ cạnh tranh với người cung ứng để tránh tình trạng bị ép giá hay mua phải nguyên vật liệu chất lượng kém. Từ các thông tin trên doanh nghiệp nghiên cứu , lựa chọn cho mình nguồn cung ổn định và lâu dài.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc cung ứng đã gặp nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu tại chỗ nhưng chỉ đủ duy trì các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chứ không đủ để mở rộng quy mô sản xuất.

3.3.4.Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ tay nghề của người lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng cần thực hiện công tác sau:

- Kiểm tra nghiêm ngặt quá trình sản xuất của người lao động. Cần phải có sự kiểm tra chặt chẽ những người trực tiếp sản xuất có đảm bảo đủ công đoạn sản xuất không, nếu một khâu hay một công đoạn nào đó mà không được thực hiện thì sản phẩm sản xuất đều có thể bị hư hỏng,kém phẩm chất, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ hơn việc giao nhận nguyên vật liệu và tổ chức quản lý nguyên vật liệu vì chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm .

- Tổ chức cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ, đồng bộ và đảm bảo chất lượng.

- Tóm lại, chất lượng sản phẩm có mặt trên mọi công đoạn của quá trình sản xuất và đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ những khâu đầu tiên có ý nghĩa to lớn đối với

77

quá trình sản xuất. Nó không chỉ tạo sự ổn định về chất lượng mà còn giảm được những hao phắ không đáng có do sản phẩm hỏng hay bị trả lại, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động và giảm được giá thành sản phẩm, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)