2.1.1 Điều kiện tự nhiên Khánh Hòa
Là tỉnh ven biển có điểm cực Đông của đất nước, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa có phạm vi lãnh thổ từ 11041'53'' đến 12052'35'' vĩ độ Bắc và từ 108040' đến 109023'24" kinh độ Đông. Khánh Hòa giáp với tỉnh Phú Yên ở phắa Bắc, Ninh Thuận ở phắa Nam, Đăk Lăk và Lâm Đồng ở phắa Tây. Phắa Đông của Khánh Hòa là biển Đông với đường bờ biển dài 385 km. Diện tắch tự nhiên toàn tỉnh là 5.197 km2, chiếm 1,58% về diện tắch; đứng hàng thứ 24 trong 63 tỉnh, thành phố nước ta. Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc lộ 1A và đường sắt chạy từ phắa Bắc đến phắa Nam tỉnh, nối liền Khánh Hòa với các tỉnh phắa bắc, phắa nam. Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đăk Lăk, quốc lộ 27 và dự kiến tuyến quốc lộ nối vùng du lịch núi Đà Lạt vào năm tới. Tỉnh có các cảng biển Nha Trang, tương lai có cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; sân bay Cam Ranh có thể đón các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh.
Yếu tố vị trắ địa lý là điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đối với các sản phẩm công nghiệp và du lịch của tỉnh. Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phắa Tây của tỉnh là sườn Đông dãy Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núi và đồi, độ dốc lớn và điạ hình chia cắt mạnh. Tiếp đến
31
là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồngbằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ hẹp thuộc huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, thị trấn Diên Khánh, Tp.Cam Ranh. Điạ hình Khánh Hoà tạo cho bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh kắn gió có thể xây dựng nhiều hải cảng lớn như vịnh Cam Ranh, Vân Phong, ...Đặc điểm điạ hình Khánh Hoà đã tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tắnh đặc thù mỗi tiểu vùng, vừa mang tắnh đan xen và hoà nhập đã tạo điều kiện để phát triển kinh tế tổng hợp và vận tải biển.
Khắ hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khắ hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tắnh chất của khắ hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Ở khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, các tháng còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho sự kéo dài của mùa du lịch. Đặc điểm khắ hậu, thời tiết Khánh Hoà tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng cây cối nói riêng và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy vậy, cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió Tây nóng và gió Tu Bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nhất là mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.
Các tài nguyên biển có khả năng khai thác trong thời gian tới là tiềm năng kinh tế cảng biển, du lịch và khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Ngoài ý nghĩa đối với các ngành trên, trực tiếp và gián tiếp còn là điều kiện và cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Bờ biển Khánh Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi hình thành các cảng hàng hoá, thương mại và quốc phòng. Ngoài các tiềm năng trên và tiềm năng du lịch, biển Khánh Hòa còn có trữ lượng hải sản lớn. Điều kiện cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hải sản. Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa khoảng 150 nghìn tấn/năm, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Ngư trường ven bờ và lộng đã tập trung khai thác đến trữ lượng cho phép, chỉ
32
còn khả năng mở rộng đánh bắt ra ngư trường ngoài khơi và ngoài tỉnh, chủ yếu bằng phương tiện tàu lớn, có phương tiện bảo quản và sản xuất dài ngày. Đặc biệt là cần phải khai thác ngư trường quanh quần đảo Trường Sa, vừa nhằm mục đắch phát triển kinh tế, vừa góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Biển Khánh Hòa còn cung cấp các nguồn rong, tảo thực vật, nếu được khai thác và nuôi trồng theo khoa học thì đây là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. Ngoài các hải sản như cá, mực và các loại ốc, biển Khánh Hòa còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được. Nó không chỉ góp phần cho xuất khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp. Với 200 km bờ biển và khắ hậu nắng nóng quanh năm, nước biển có nồng độ muối tương đối cao đã tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Sản lượng muối toàn tỉnh khoảng 80.000 tấn/năm.
Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.
Theo tài liệu thống kê của tỉnh Khánh Hòa, diện tắch có rừng hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Rừng sản xuất chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo. Rừng phòng hộ có 34%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và thị xã
33
Ninh Hoà. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là Khánh Vĩnh (65,4%), Khánh Sơn (45,9%), các huyện còn lại đều dưới mức bình quân của tỉnh; thấp nhất là Nha Trang (10,8%), Cam Ranh (11,8%).
Rừng là một thế mạnh của Khánh Hòa, song việc khai thác bừa bãi những năm qua đã làm tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Chỉ tắnh riêng từ năm 1976 đến 1996, diện tắch rừng Khánh Hòa giảm 12,1 nghìn ha và 2,9 triệu m3 gỗ, bình quân mỗi năm giảm 740ha và 0,145 triệu m3 gỗ. Cùng với việc mất rừng là sự suy giảm các cây lâm đặc sản quý như: pơ mu, cây gió, nhựa thông, song mây, lá buông v.v... Việc suy giảm diện tắch rừng đã dẫn đến suy giảm cân bằng sinh thái, xói mòn đất, nguồn nước các con sông của tỉnh bị cạn kiệt đến mức báo động về mùa khô; nguồn nước sinh hoạt của dân cư ở Ninh Hoà, Cam Ranh trong mấy năm gần đây chịu thiếu hụt nghiêm trọng.
Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlắpđen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granắt v.v... Tuy nhiên, các loại khoáng sản này chưa được khai thác và chế biến theo quy mô công nghiệp, mà còn ở dạng thủ công quy mô nhỏ.