Quá trình phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 42)

TCMN Khánh Hòa được biết đến với bề dày lịch sử và sự phong phú đa dạng của các sản phẩm.

- Nghề đúc đồng, nhôm có ở thôn Phú Lộc ( Diên Khánh), nghề đúc gang ở Hà Ra ( Nha Trang). Sản phẩm đúc vê đồng có chuông, tượng, mâm,

37

thau, bộ lư đèn; về nhôm có nồi, xoong; về gang có chảo, lưỡi cày...Nghề rèn có ở nhiều nơi, sản xuất ra các loại xẻng, cuốc, lưỡi cuốc, dao, rựa, câu liêm...

Nghề đúc đồng Diên Khánh (dulichmientrungvn.wordpress.com)

- Làm ốc mỹ nghệ là nghề truyền thống của địa phương và nhiều gia đình vùng ven biển ở Khánh Hòa. Ở Chụt, Cầu Đá ( Nha Trang) có nghề thủ công độc đáo làm đồ mỹ nghệ bằng vỏ hải sản ( như vỏ ốc, vỏ tôm hùm, vỏ đồi mồi, san hô). Theo các nghệ nhân ở địa phương, nghề này có từ những năm 50 của thế kỷ XX. Ban đầu, chỉ có một số hộ dân sống ven biển thu thập vỏ ốc đẹp để trang trắ. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, ốc mỹ nghệ dần dần chiếm được vị thế trong lòng du khách. Nghệ nhân thường sáng tác theo cảm hứng chứ không theo một khuôn mẫu nào. Vì thế, theo thời gian, ốc mỹ nghệ Nha Trang ngày càng phong phú về mẫu mã và luôn mới lạ đối với du khách

38

- Đã có thời, nghề làm mây tre đan truyền thống ở Khánh Hòa là nghề Ộhái ra tiềnỢ. Xưa, làng dệt chiếu Mỹ Trạch (xã Ninh Hà, Ninh Hòa) người, xe tấp nập đưa chiếu đi khắp nơi; những chiếc nón lá Thành cũng có thể sánh ngang với nón Bài thơ xứ Huế. Theo các bậc cao niên, những làng nghề đan lát truyền thống trên địa bàn tỉnh hầu hết đều có lịch sử hàng trăm năm. Nghề truyền thống tại địa phương không chỉ tạo nên danh tiếng được khắp nơi biết đến, mà còn giải quyết được việc làm cho lao động nông thônỢ.

Nghề làm nón ở Diên Khánh (worldcup.nld.com.vn)

Với bà Võ Thị Xiêm (xã Diên Sơn, Diên Khánh), ký ức Ộvàng sonỢ một thời của nón lá Thành vẫn in sâu trong ký ức: ỘNgày xưa, nón lá Thành ở Phú Lộc, Diên SơnẦ nổi tiếng khắp miền Nam. Hồi đó, mỗi ngày chợ Thành xuất đi hàng nghìn chiếc nón bán cho người dân trong miền NamỖỖ. Hiện nay, các doanh nghiệp và cơ sở hộ gia đình sản xuất hàng mây tre đan đang đối mặt với rất nhiều khó khăn mà cụ thể là khó khăn về nguồn vốn để tiếp tục duy trì và phát triển.

Trồng cói, dệt chiếu là nghề truyền thống ở xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh là nghề phát triển khá mạnh. Hàng năm các hộ gia đình làm nghê dệt chiếu ở đây vẫn cung cấp cho thị trường cả trăm ngàn tấm chiếu các loại từ mẫu chiếu hoa cờ, hoa dâu, hoa khúc đến chiếu tân hôn, chiếu nôi em bé.. , song bây giờ đã thu hẹp chỉ còn hơn 80 hộ sản xuất cầm chừng, tập trung vào những lúc nông nhàn. Bởi mẫu mã, chất lượng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với

39

sản phẩm cùng loại được sản xuất từ công nghệ hiện đại của một số nước trong khu vực như Thái Lan. Nguyên liệu cói bây giờ thì phải mua từ Vĩnh Long, vì diện tắch trồng cói ở Vĩnh Thái đã bị thu hẹp rất nhiều, đất đai phải nhường chỗ cho những việc khác, trong đó có đô thị hóa. Vì thế, hiệu quả đem lại từ nghề dệt chiếu không còn đủ thuyết phục nhiều người dân ở đây gắn bó và sống với nghề.

Làng nghề dệt chiếu ở Vĩnh Thái (baocongthuong.com.vn)

- Ở thôn Lư Cấm, Ngọc Hội ( Nha Trang) có nghề làm gốm rất lâu đời, nay còn bảo lưu nhiều địa danh cổ như xóm Gốm, xứ Gò Gốm. Đình Lư Cấm nguyên trước đây là miếu Đồng Lư bổn thọ thờ ông tổ nghề gốm ở địa phương. Đã có một thời Lư Cấm là nơi cung cấp sản phẩm gốm cho toàn khu vực Nha Trang và lân cận ..Mặt hàng gốm thô sản ở đây khá đa dạng gồm gạch, ngói, vò, lu, chum, vại, chậu, nồi, trả, chén, tô, ấm tắch, hỏa lò, lư hương, bình bông.. nhưng nay chỉ còn sản xuất các loại lò than và lò củi.

40

- Mỹ nghệ gỗ lũa xuất hiện ở Khánh Hòa vài năm nay. Phần lớn các cơ sở sản xuất tập trung ở xã Suối Hiệp - Diên Khánh trên trục Quốc lộ 1A. Đội ngũ thợ đa số là người Bắc, sau khi học nghề ở TP. Hồ Chắ Minh, họ chọn Nha Trang làm nơi lập nghiệp

- Một số nghề khác như: thảm dừa ở Cam Ranh, đúc đồng ở Diên Khánh và một số hàng TCMN khác gặp khó khăn trong tiêu thụ. Nghề gốm truyền thống ở Vạn Bình, huyện Vạn Ninh nay không còn hoạt động, mặc dù có sự quan tâm rất nhiều từ chắnh quyền địa phương. Duy nhất chỉ có nghề đan mây tre lá ở Ninh Hòa vẫn giữ được phong độ và phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Nghề trồng bông dệt vải, khăn với khung cửi bằng gỗ cũng có ở rải rác nhiều nơi trong tỉnh. Những nơi có nghề dệt vải thường có thêm nghề thêu ren.

Nhìn chung, nghề truyền thống ở Khánh Hòa không những khó vực dậy, mà gần đây nhiều nghề còn mai một, thậm chắ có nguy cơ bị triệt tiêu. Do đó ngành hàng TCMN Khánh Hòa đã gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm 2011, song song với việc tìm kiếm mở rộng thị trường, các doanh nghiệp còn tập trung giữ chân bạn hàng truyền thống nên đã dần hồi phục và có mức tăng trưởng vượt bậc. Đến nay, mặt hàng này đã được xuất khẩu đến 43 nước và vùng lãnh thổ (tăng 4 nước); trong đó Hoa Kỳ (35%), Đức (14%), Tây Ban Nha (10%) là 3 thị trường dẫn đầu về tiêu thụ hàng mây tre lá của Khánh Hòa.

2.3. Khái quát về các doanh nghiệp sản xuất mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)