Yếu tố thị trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 31)

- Thị trường khách EU: đây là thị trường lớn nhất rất chuộng các sản phẩm đồ gỗ hàng gốm sứ Việt Nam. Các mặt hàng như mây, tre, hàng thêu ren có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách Châu Âu.

- Thị trường khách Nhật Bản: người Nhật Bản có nhu cầu khá lớn về đồ gỗ và hàng gốm sứ. Theo sự phản hồi của khách du lịch Nhật Bản thì hàng TCMN của Việt Nam ngoài yếu tố hài hoà, gần gũi với người Nhật thì giá cả cũng dễ chấp nhận.Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu không nên sao chép sản phẩm của nước ngoài, mà phải tạo nét độc đáo riêng bởi trước kia người Nhật Bản chỉ chú ý đến đặc điểm đa dạng, giá rẻ thì nay họ quan tâm nhiều đến chất lượng, sự sáng tạo về màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã, nhất là nét văn hoá dân tộc thể hiện trên sản phẩm.

- Thị trường khách Mỹ: thị trường Mỹ có nhu cầu rất lớn về hàng gốm sứ, Thị trường Mỹ tỏ ra ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ làm từ gỗ cao su và

26

ván ép của Việt Nam. Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá rẻ.

- Thị trường khách Nga: thị trường khách Nga nhu cầu rất lớn về các sản phẩm đồ gỗ sơn mài mỹ nghệ và các sản phẩm khảm trai, đá quý. Người Nga rất quan tâm đến chất lượng, nếu chất lượng tốt thì họ sẵn sàng chi trả với mức giá cao.

- Thị trường khách trong nước: có nhu cầu rất cao về các mặt hàng TCMN mang đậm những nét đặc trưng của từng vùng miền và có giá cả tương đối vừa phải.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)