Vai trò phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ đối với sự phát triển du

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 33)

du lịch

Phát triển sản phẩm TCMN là một hướng đi tốt nhằm tăng chi tiêu của du khách du lịch. Để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ngành cần xây dựng và phát triển các sản phẩm, vật lưu niệm, nhất là hàng TCMN để kắch thắch nhu cầu mua sắm của du khách. Nếu du khách chỉ tham quan không mà không có điểm dừng chân để mua sắm thì chương trình tham quan sẽ rất đơn điệu. Phát triển sản phẩm TCMN bán hàng cho khách du lịch là hình thức xuất khẩu tại chỗ vừa có thể tạo nguồn thu khá tốt cho nhà sản xuất, vừa giúp cho nhà kinh doanh dịch vụ du lịch có thêm nhiều cơ hội quảng bá cho "du lịch mua sắm Việt Nam". Đại diện của Tổng cục Du lịch cho biết, trong tổng chi phắ cho chuyến du lịch đến Việt Nam, du khách chỉ chi khoảng 10-15% cho mua sắm. Trong khi đó, Thái Lan đã thu được từ 50- 55% chi phắ mua sắm từ mỗi du khách. Những hàng hoá TCMN dưới dạng quà tặng hay quà lưu niệm sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều cho khách du lịch. Số lượng khách du lịch nước ngoài và nước ta ngày một nhiều, đáp ứng nhu cầu của thị trường này là những sản phẩm truyền thống thể hiện nét độc đáo của nền văn hoá dân tộc và mang đậm dấu ấn lịch sử của từng thời kỳ. Nhu cầu của khách du lịch thường là mua những sản phẩm lưu niệm mang tắnh chất văn hoá truyền thống dân tộc hoặc thể hiện tập trung những nét đặc trưng của vùng mà họ đến. Qua quan sát cho thấy khách nước ngoài đến tham quan du lịch ở nước ta, ngoài việc đi đến các điểm du lịch, bao giờ họ cũng đến những nơi bày bán và giới thiệu các sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm chủ yếu được giới thiệu là các đồ TCMN : gốm sứ, khảm trai, khắc gỗ, đá, bạc, đồng, đồ thêu ren, đan látẦ

Bên cạnh đó, những nét riêng về phong tục của mỗi địa phương, các địa danh được thể hiên trên sản phẩm TCMN đều làm tăng giá trị cho sản phẩm, gây cho khách hàng một sự thắch thú, như một sự khám phá khi thấy sản phẩm.

28

Khi ngành du lịch nước nhà phát triển trở thành Ộkinh tế mũi nhọnỢ thì sản phẩm TCMN cũng góp phần làm tăng sức hấp dẫn du khách và một số làng nghề đã trở thành những điểm đến thu hút đông khách trong nước và quốc tế.

Du lịch là một trong những con đường tốt nhất để quảng bá hình ảnh của một quốc gia. Một nền du lịch phát triển sẽ góp phần tạo nên tiếng tăm và vị thế cho quốc gia. Ngược lại, tiếng tăm và vị thế quốc gia sẽ tạo điều kiện để phát triển du lịch. Sản phẩm lưu niệm mà cụ thể là hàng TCMN chắnh là biểu tượng quảng bá tốt nhất đến du khách về đất nước và con người Việt Nam. Đẩy mạnh sản xuất hàng TCMN có thể giúp chúng ta thực hiện mục tiêu: giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp trong dân cư đồng thời tạo công ăn việc làm cho các cơ sở, làng nghề sản xuất TCMN phục vụ du lịch.

Sản xuất hàng TCMN cũng là điều kiện để duy trì các nghề truyền thống, giữ gìn nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. ỘBản sắc văn hoá dân tộc là cái riêng, cái sẵn có của mỗi dân tộc được hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, là kết quả của sự trải nghiệm, thắch ứng của cộng đồng với môi trường, hoàn cảnh tự nhiên.Nó là một bộ phận tinh tuý thể hiện sâu sắc nhất, tập trung nhất bản sắc dân tôc, tạo nên cốt cách bản lĩnh, sức sống nội sinh của mỗi dân tộcỢ. Bản sắc văn hoá đó lại được thể hiện cụ thể trên từng hoa văn, đường nét của hàng TCMN. Qua đó tạo nét thu hút du khách đến với đất nước và con người Việt Nam.

Ngoài ra việc khôi phục và sản xuất sản phẩm TCMN còn kéo theo nhiều ngành khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan. Sản xuất TCMN và du lịch là 2 nhân tố có tác động 2 chiều. Các sản phẩm TCMN luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn tượng đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá, các sản phẩm càng đa dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khách tới tham quan, qua đó các

29

dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng TCMN của Việt Nam cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn, đây chắnh là một biểu hiện của hình thức xuất khẩu tại chỗ. Ngược lại, nếu du lịch phát triển, có nhiều khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề thì sản phẩm TCMN sẽ được biết đến nhiều hơn, được quảng bá nhiều hơn, đó cũng là một hình thức khuếch trương giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, từ đó ta có thể mở rộng quan hệ kinh doanh và có thể tăng kim ngạch xuất khẩu TCMN.

Như vậy trong thực tế hàng TCMN đang dần hình thành là sản phẩm văn hóa - du lịch. Nên chăng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch coi nó như là "con đẻ" của mình xác định làng nghề và ngành có mối quan hệ tương hỗ, làng nghề cần sự giúp đỡ của ngành để tăng hàm lượng văn hóa cho sản phẩm, tìm hướng xuất khẩu còn ngành cũng cần nhiều sản phẩm văn hóa du lịch để phát triển cho mình. Nếu được đánh giá và nhìn nhận như vậy, ngành sẽ có sự quan tâm thắch đáng, có cơ chế chắnh sách tạo điều kiện thuận lợi để có nhiều sản phẩm văn hóa - du lịch là hàng TCMN chất lượng cao cho xã hội, mở hướng phát triển mới cho các làng nghề đi vào các sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao thể hiện bản sắc dân tộc.

30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 33)