Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 71)

- Dù có rất nhiều nỗ lực để vượt qua cơn bão suy thoái chung của nền kinh tế nhưng ngành sản xuất sản phẩm TCMN tỉnh nhà vẫn chưa được cải

66

thiện triệt để. Thực trạng trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của đa số doanh nghiệp và cuộc sống của công nhân ngành này. Việc kinh doanh đang vần xoay trong cảnh lỗ triền miên. Không sản xuất: lỗ trầm trọng. Sản xuất: lỗ ắt hơn. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp đều cố gắng duy trì hoạt động, một phần để giữ thị trường, mặt khác tìm tòi cải tiến công nghệ và nhiều biện pháp khác để giảm thiểu giá thành sản phẩm.

- Hàng TCMN của Khánh Hòa rất yếu về khâu thiết kế. Các doanh nghiệp Khánh Hòa ắt quan tâm đến cải tiến chất lượng sản phẩm , chỉ cạnh tranhvới nhau bằng cách hạ giá. Do đó, mẫu mã của các công ty gần giống nhau và chất lượng ngày càng giảm sút.

- Khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp còn yếu. Chúng ta quen với phương châm sản xuất nhanh- nhiều- tốt- rẻ, nhưng làm thế nào bán được hàng nhanh và bán được nhiều hàng thì đó là vấn đề mới mẻ. Hệ thống thị trường thiếu ổn định,nhiều người chưa biết bán sản phẩm cho ai, hàng hoá bị tồn đọng, luân chuyển chậm. Ở các vùng nông thôn, nhân lực tuy nhiều nhưng trình độ văn hoá lại chưa cao, chưa có khả năng tiếp cận để có thể nắm bắt được xu thế của sản phẩm mới, không hiểu biết thị hiếu người tiêu dùng. - Các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất , bãi tập kết nguyên liệu, các cửa hàng giao bán sản phẩm ,hệ thống công cụ còn quá lạc hậu, tắnh chuyên nghiệp trong cung ứng sản xuất còn thấp.

- Hầu hết các làng nghề truyền thống đều được hình thành xuất phát từ việc có sẵn nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương. Đặc biệt là các nghề truyền thống sản xuấtcác sản phẩm tiêu dùng như đan lát, mây treẦnguyên liệu thường có tại chỗ. Đối với một số nghề như sơn mài, chạm khắc gỗ, đáẦcũng có thể khai thác được từ nguồn nguyên liệu tại địa phương hay trong nước. Nhưng hiện nay, nguồn nguyên liệu đang ngày càng cạn kiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các làng nghề.

67

- Nghề gốm phát triển thì tài nguyên đất bị suy kiệt dần, nguồn nước cũng bị thu hẹp,chưa kể đến việc các chất thải ngấm vào làm ô nhiễm nguồn nước. Nghề gỗ, mây tre đan phát triển thì sự suy thoái tài nguyên rừng tăng nhanh. Sản lượng rừng tự nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, trong khi đó ý thức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái của người dân rất kém,Nhà nước lại chưa có chắnh sách nào để bảo tồn và tái sinh nguồn tài nguyên này.

- Hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu hợp tác xã, việc đào tạo thợ thủ công đại trà đã phá vỡ kết cấu gia đình truyền thống, gây nên sự thất truyền bắ quyết nghề nghiệp ở những nghề đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo.

- Thực tế cho thấy sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng rất độc đáo, tinh xảo, mang tắnh mỹ thuật cao, nhưng khi trải qua thời gian với điều kiện khắ hậu khác nhau hàng hoá bị xuống cấp nhanh chóng. Đây thực chất phụ thuộc vào quy trình xử lắ nguyên vật liệu cũng như xử lắ sản phẩm sau giai đoạn sản xuất. Một vấn đề hết sức khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng hàng hoá là sự phụ thuộc rất lớn của sản phẩm vào thời tiết, vắ như hàng cói gặp khắ hậu ẩm là dễ mốc. Tương tự như vậy là sản phẩm gỗ mỹ nghệ nếu không được xử lý cẩn thận thì khi gặp thời tiết nóng, lạnh sẽ cong vênh, nứt nẻẦđòi hỏi những sản phẩm phải được xử lắ thật kỹ từ khi còn là nguyên liệu thô. Quá trình xử lắ càng kỹ thì sự biến chất càng giảm, chất lượng được nâng cao.

- Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tắn dụng, nhất là vốn tắn dụng theo chắnh sách ưu đãi của nhà nước, kể cả vốn đầu tư cho sản xuất và vốn mua nguyên vật liệu, thu gom hàng hoá trong kinh doanh do những hàng rào về thủ tục vay vốn và yêu cầu tài sản thế chấp. Vì vậy, khi ngành này có nhu cầu phát triển và mở rộng thì sẽ đòi hỏi rất nhiều chi phắ cho hoạt động đầu tư xây dựng. Đây chắnh là những rào cản lớn đối với những doanh nghiệp nhỏ do những hạn chế về mặt tài chắnh.

68

- Sản xuất hàng TCMN tuy có thuận lợi lớn là chủ yếu sử dụng nguồn vật liệu dồi dào ở trong nước, nhưng việc tổ chức, khai thác, cung ứng một số nguyên vật liệu cho sản xuất chưa tốt. Các đơn vị sản xuất nhỏ để có được nguyên liệu cho sản suất thường phải mua lại từ nhiều nguồn cung ứng với giá cao, do đó làm tăng chi phắ sản xuất và giá thành sản phẩm

- Mẫu mã sản phẩm TCMN còn đơn điệu, ắt sáng tạo mẫu mã mới, không có sự đầu tư cho công tác thiết kế mà chủ yếu là gia công theo các mẫu mã có sẵn . Điều này dẫn đến sự thụ động trong công tác tiếp cận và mở rộng thị trường. Trên đây là những đánh giá về thực trạng phát triển hàng TCMN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua (những thuận lợi, khó khăn). Có thể thấy, đây đang thực sự là những rào cản to lớn cho sự phát triển của sản phẩm TCMN tỉnh nhà. Vì vậy, cần thiết phải có sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp và nhà quản lý trong việc đề ra những giải pháp tắch cực nhằm khắc phục khó khăn và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và phục vụ phát triển du lịch.

69

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 71)