Yếu tố công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 29)

Khoa học công nghệ phất triển giúp cho con người sản xuất được nhiều hàng hơn chất lượng cao hơn, kiểu dáng mẫu mã đẹp hơn. Ngành mỹ nghệ là ngành có đặc thù riêng mang đậm nét bản sắc của dân tộc, để có những sản phẩm tốt chất lượng cao kiểu dáng đẹp rất cần đến các nghệ nhân tuy nhiên sự

24

hỗ trợ của khoa học công nghệ sẽ giúp cho các nghệ nhân tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp hơn và chi phắ nhỏ hơn. Đầu tiên phải kể đến những nghệ nhân, thợ lành nghề có bàn tay tài hoa tạo ra tất cả các mặt hàng như gốm sứ, đồ gỗ, dệt lụa, mây tre đan,ẦCon người là yếu tố quyết định trong việc tạo ra những sản phẩm TCMN tuyệt mỹ, độc đáo. Trải qua nhiều thế hệ, bắ quyết nghề luôn được các nghệ nhân tiền bối giữ gìn và chỉ truyền cho những nhân tài trong dòng họ. Vì vậy, hàng trăm năm đã đi qua nhưng các sản phẩm TCMN vẫn tồn tại, phát triển và ngày càng tuyệt mỹ, độc đáo hơn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, mạng Internet, dịch vụ viễn thông phát triển giúp cho việc tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu và đối tác nước ngoài trở nên thuận tiện hơn. Điều đó hứa hẹn một tương lai tươi sáng về phát triển sản xuất các mặt hàng thủ công mũy nghệ truyền thống của nước ta. Trong điều kiện hiện nay, khi mà giao lưu thương mại mang tắnh toàn cầu hoá thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động trực tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức được điều đó, nhiều làng nghề TCMN đã đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ, cải tiện phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định cho ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật không phải là hoàn toàn mà vẫn phải giữ nét văn hoá và truyền thống cốt yếu trong mỗi sản phẩm TCMN .

Công nghệ cổ truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo và dụng cụ lao động thủ công khá thô sơ do người thợ tự chế ra. Hiện nay nên kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật trong các làng nghề. Một số cơ sở đã trang bị được thiết bị hiện đại ở một số khâu cần thiết. Vắ dụ như ngành sản xuất đồ gỗ đã được trang bị những máy đa năng (cưa, đục, bào) làm rút ngắn

25

thời gian sản xuất, ngành dệt nhờ áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất mà công nghệ dệt vải với nhiều hoa văn phức tạp, đa dạng, khổ rộng đã thay thế cho công nghệ dệt cổ truyền khổ hẹp, hoa văn đơn giản. Ở Bát Tràng, công nghệ nung sản phẩm gốm sứ bằng lò tuy nen (dùng nhiên liệu gas và điện) đã thay thế cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi) ,công nghệ nhào luyện đất bằng máy đã thay cho công nghệ thủ công.

Tuy nhiên, nhìn chung việc đổi mới công nghệ ở các làng nghề chưa được thực hiện một cách hệ thống, chưa cơ bản. Năng lực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn kém. Trong các làng nghề, những người thợkỹ thuật chuyên nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã còn ắt ỏi do không có một trường lớp đầo tạo cơ bản nào mà chủ yếu là tự học. Tất cả những điều này làm hạn chế sự phát triển sản xuất TCMN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn khánh hòa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)