8. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Dạy học bài 28: Cấu tạo chất Thuyết động học phân tử chất khí
Tiết 22 : BAØI 28 CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU: phần này đã được trình bày rõ ràng ở bảng xây dựng mục tiêu.
II. CHUẨN BỊ
a. Giáo viên :
- Dụng cụ để làm thí nghiệm ở hình 28.4 SGK ( thí nghiệm chuyển động
Braonơ)
- Dụng cụ để làm thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của chất khí và tính linh động của chất khí
- Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hình 28.4 SGK.
b. Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học về cấu tạo chất đã học ở THCS
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: sử dụng phương pháp dạy học thơng
báo.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : Trong thế giới chúng ta đang sống, chúng ta đang làm chủ thì vật chất xung quanh ta tồn tại ở ba thể thể rắn, thể lỏng và thể khí. Ở các chương trước chúng ta đã nghiên cứu vật chất ở thể rắn và bây giờ ta sẽ tìm hiểu thể lỏng và thể khí. Ở thế giới vi mơ thể lỏng và thể khí giống nhau về mặt cấu trúc. Ở chương này chúng ta sẽ nghiên cứu trước chất khí nhằm giải thích các hiểu biết tự nhiên trong thế giới chúng ta. Sau đĩ, giới thiệu nội dung cơ bản của chương V. Đĩ là những vấn đề mà ta nghiên cứu trong phần NHIỆT HỌC.
Hoạt động 2 : (20 phút) : Tìm hiểu cấu tạo chất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài giảng
- Yêu cầu HS nhắc
lại những đặc điểm
về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ về các đặc điểm đó. - Nêu các đặc điểm về cấu tạo chất. I. Cấu tạo chất. 1. Những điều đã học về cấu tạo chất.
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
+ Các phân tử chuyển động không ngừng.
- Giới thiệu về lực tương tác phân tử. - GV cho HS xem đoạn phim về hiện tượng trong câu C1, C2. Yêu cầu HS trả lời câu C1, C2.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS. - GV cho HS quan sát đoạn thí nghiệm mô phỏng về sự sắp xếp và chuyển động của phân tử ở các thể khí, lỏng, rắn. Qua thí nghiệm trên hãy cho biết đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng và thể rắn. - GV yêu cầu HS giải thích các đặc điểm trên. - Lấy ví dụ minh hoạ cho từng đặc điểm. - HS suy nghĩ và trả lời C1, C2.
- HS tiếp thu ý kiến của GV. - Nêu các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng và thể rắn. - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
2. Lực tương tác phân tử.
+ Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy. + Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể.
3. Các thể rắn, lỏng, khí.
Vật chất được tồn tại dưới các thể khí, thể lỏng và thể rắn.
+ Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. + Ở thể rắn, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động
- GV trình bày lại và phân tích các đặc điểm về khoảng cách phân tử, chuyển động nhiệt và tương tác phân tử của các trạng thái cấu tạo chất. - HS lắng nghe GV giảng bài và tiếp thu kiến thức.
xung quanh các vị trí này. Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
+ Ở thể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn ở thể khí nhưng nhỏ hơn ở thể rắn, nên các phân tử dao đông xung quanh vị trí cân bằng có thể di chuyển được. Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu thuyết động học phân tử chất khí.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- GV cho HS xem từng đoạn thí nghiệm mô phỏng nội dung của thuyết động học phân tử chất khí ( có 3 đoạn thí nghiệm mô phỏng minh hoạ cho 3 ý trong thuyết động học phân tử chất khí). Từ các thí nghiệm chúng ta sẽ rút ra được điều gì ?
- Nhận xét nội dung học sinh trình bày. - HS suy nghĩ và trả lời. - HS ghi nhận ý II. Thuyết động học phân tử chất khí.
1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
+ Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn
- GV yêu cầu HS trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
- GV làm rõ các ý trong thuyết động học phân tử chất khí bằng cách cho HS quan sát thí nghiệm.
- GV cho HS quan sát thí nghiệm chuyển động Braonơ dưới kính hiển vi được phóng đại 200 lần để minh chứng cho ý thứ hai trong thuyết động học phân tử chất khí. HS sẽ được quan sát chuyển động hỗn loạn của các hạt lưu huỳnh.
kiến của GV. - HS trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí. - HS chú ý quan sát thí nghiệm. không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. + Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
2. Khí lí tưởng.
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
Hình 2.1 Thí nghiệm chuyển động Braonơ
- GV cho HS quan sát thí nghiệm về tính linh động của chất khí.
-Dựa vào thí nghiệm trên yêu
cầu HS chứng minh tính linh động của chất khí và giải thích vì sao chất khí gây áp suất lên thành bình. GV gợi ý để học sinh giải thích.
- GV nhận xét câu trả lời của
HS.
- Qua thí nghiệm về tính linh
động của chất khí thì ta đã làm rõ ý thứ ba trong thuyết động - HS suy nghĩ và trả lời. - HS tiếp thu và lắng nghe lời nhận xét của Hình 2.2 Chuyển động của hạt lưu huỳnh Hình 2.3 TN về tính linh động của chất khí
phân tử của chất khí.
- GV trình bày và phân tích khái niệm khí lí tưởng.
GV.
-HSø ghi nhận khái niệm mới.
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh tóm tắt lại những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
- Giới thiệu trạng thái vật chất đặc biệt : Plasma.
- Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trang 154, 155.
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản vào phiếu học tập.
- Ghi nhận trạng thái plasma. - Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY