8. Các phương pháp nghiên cứu
1.2.2. Khái niệm kiểm tra-đánh giá
Kiểm tra-đánh giá là 2 phần làm việc khác nhau.
I. Kiểm tra ( Assessment )
- Từ điển Tiếng Việt của Hồng Phê: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
- Theo Bửu Kế: “Kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là sốt xét lại cơng việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
- Theo Trần Bá Hồnh: “ Kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thơng tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
- Theo GS - TS. Phạm Hữu Tịng: “Kiểm tra là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thơng tin cần thiết để đánh giá”.
Qua các định nghĩa đã nêu ở trên, chúng tơi cho rằng kiểm tra trong giáo dục là nhằm theo dõi thu thập số liệu, chứng cứ để đánh giá kết quả học tập, nhằm củng cố mở rộng, tăng cường việc học tập và phát triển tư duy của HS.
II. Đánh giá ( Evaluation) 1. Định nghĩa đánh giá
+ Theo tác giả J.M Ketele “Đánh giá là việc xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đĩ”.
+ Theo Dương Thiệu Tống: “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đĩ nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn”.
2. Một số khái niệm gắn liền với khái niệm đánh giá:
+ Đo: gắn một số cho một đối tượng hoặc biến số theo một quy tắc được chấp nhận một cách logic.
Đo phải cĩ dụng cụ đo. Dụng cụ đo cĩ 3 tính chất: - Độ giá trị
- Độ trung thực - Độ nhạy
+ Lượng giá ( assessment): là việc giải thích các thơng tin thu được về kiến thức, kỹ năng của học sinh luơn sáng tỏ trình độ tương đối của một học sinh so với thành tích chung của tập thể lớp hoặc trình độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình học tập, lượng giá theo chuẩn của lượng giá theo tiêu chí.
- Lượng giá theo tiêu chí
Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh. Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, sốt xét lại tồn bộ cơng việc học tập của học sinh, sau đĩ tiến hành đo lường để thu thập những thơng tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định. Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu cĩ quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thơng tin để đánh giá và đánh giá thơng qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đĩ hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá.
3. Các hình thức đánh giá
a. Đánh giá định hình ( formative evaluation ): Đánh giá này được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp những thơng tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận xét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.
b. Đánh giá chẩn đốn ( diagnotic evaluation ) : Đánh giá này được tiến hành trước khi dạy một chương hay một vấn đề quan trọng nào đĩ giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến thức liên quan cĩ trong học sinh, những điểm học sinh nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết... để quyết định cách dạy cho thích hợp.
c. Đánh giá tổng kết ( summative evaluation ): Đánh giá này tiến hành khi kết thúc mơn học, khĩa học bằng những kì thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đề ra.