Chức năng kiểm tra-đánh giá

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 37)

8. Các phương pháp nghiên cứu

1.2.5.Chức năng kiểm tra-đánh giá

Cĩ nhiều cách phân loại khác nhau về chức năng của kiểm tra - đánh giá.

I. Theo GS-TS. Trần Bá Hồnh đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học: Sư phạm, xã hội, khoa học.

1. Chức năng sư phạm: KTĐG thể hiện cĩ ích cho bản thân HS được kiểm tra cũng như chất lượng dạy của GV trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

2.Chức năng xã hội: Cơng khai hố kết quả học tập của mỗi HS trong tập thể lớp, trường, thơng báo nội dung kết quả học tập cho HS, gia đình và xã hội.

3. Chức năng khoa học: Nhận định chính xác về một mặt nào đĩ trong thực tế dạy và học, về hiệu quả học một sáng kiến, cải tiến nào đĩ trong dạy học. Tuỳ theo mục đích đánh giá mà một hoặc vài chức năng nào đĩ sẽ được đưa lên hàng đầu.

II. Theo GS-TS. Phạm Hữu Tịng, dạy học ở phổ thơng chủ yếu quan tâm đến chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành ba chức năng: Chức năng chẩn đốn; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học.

1.Chức năng chẩn đốn:

+ Các bài kiểm tra cĩ thể sử dụng như phương tiện thu lượm thơng tin cần thiết cho việc đánh giá hoặc việc cải tiến nội dung, mục tiêu và PP dạy học.

+ Nhờ việc xem xét kết quả KTĐG kiến thức, ta biết rõ trình độ xuất phát của người học để điều chỉnh nội dung PP dạy học cho phù hợp, cho phép đề xuất định hướng bổ khuyết những sai sĩt, phát huy những kết quả trong cải tiến hoạt động dạy học đối với những phần kiến thức đã giảng dạy.

+ Dùng các bài KTĐG khi bắt đầu dạy học một học phần để thực hiện chức năng chẩn đốn.

2. Chức năng định hướng hoạt động học.

+ Các bài trắc nghiệm, kiểm tra trong quá trình dạy học cĩ thể được sử dụng như phương tiện, PP dạy học. Đĩ là các câu hỏi kiểm tra từng phần, kiểm tra thường xuyên được sử dụng để chỉ đạo hoạt động học.

+ Các bài trắc nghiệm được soạn thảo cơng phu, nĩ là một cách diễn đạt mục tiêu dạy học cụ thể đối với các kiến thức, kĩ năng nhất định. Nĩ cĩ tác dụng định hướng hoạt động học tập tích cực của HS. Việc thảo luận các câu hỏi trắc nghiệm được tổ chức tốt, đúng lúc nĩ trở thành PP dạy học tích cực giúp người học chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, sâu sắc và vững chắc, giúp người dạy kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoạt động dạy cĩ hiệu quả.

3.Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học.

+ Các bài kiểm tra TN, kiểm tra sau khi kết thúc dạy một phần được sử dụng để đánh giá thành tích học tập, xác nhận trình độ kiến thức, kĩ năng của người học.

+ Với chức năng này địi hỏi phải soạn thảo nội dung các bài kiểm tra TN và các tiêu chí đánh giá, căn cứ theo các mục đích dạy học cụ thể đã xác định cho từng kiến thức kĩ năng. Các bài kiểm tra TN như vậy cĩ thể được sử dụng để nghiên cứu đánh giá mục tiêu dạy học và hiệu quả của PP dạy học.

Tuỳ mục đích đánh giá mà một hay vài chức năng nào đĩ sẽ được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 37)