Cơ sở thực tiễn việc vận dụng rubric

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 53)

8. Các phương pháp nghiên cứu

1.4. Cơ sở thực tiễn việc vận dụng rubric

Một điều vơ cùng đáng tiếc trong nền giáo dục hiện nay là hầu hết các trường Trung học phổ thơng đều khơng cĩ áp dụng rubric để kiểm tra - đánh giá học sinh. Ngược lại, tất cả các giáo viên đều kiểm tra - đánh giá học sinh theo cách dạy học truyền thống ( tức là khơng sử dụng rubric ). Điều này đã làm biến chất “sự học” của học sinh và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Điều này đã được thể hiện rõ qua quá trình tơi đã theo dõi các thơng tin trên các báo chí trên mạng và cũng như dựa trên quá trình điều tra các giáo viên ở các trường THPT tơi đã nhận thấy rằng:

Trong thực tế hiện nay việc kiểm tra mơn học cịn thiên về kiểm tra học thuộc lịng, kiểm tra trí nhớ một cách máy mĩc, đơn điệu, vụn vặt. Người ra đề ít hoặc khơng chú ý đến các mức độ của đề ra nhằm mục đích cụ thể: Kiểm tra trí nhớ (mức độ biết, tái hiện), hay kiểm tra trình độ hiểu, trình độ vận dụng kiến thức của HS... nhằm phát triển năng lực gì ở học sinh. Đĩ là hệ quả của lối dạy học cũ, kiểm tra - đánh giá thiên về tái hiện kiến thức, xem nhẹ kĩ năng. Kết quả là HS ít động não, phân tích suy luận vào một lĩnh vực mà khơng thấy được lĩnh vực liên quan, nguyên nhân hoặc kết quả của nĩ.

Việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập cịn chưa cĩ tác dụng mạnh mẽ kích thích, động viên HS, hoặc ra đề quá khĩ làm cho những HS cĩ học lực trung bình trở lên thấy quá khĩ, từ đĩ sinh ra tâm lí chán nản, hoặc quá dễ sẽ dẫn đến HS chủ quan, tâm lí thoả mãn, khơng đánh giá đúng trình độ của mình. Phần lớn lời phê, sửa lỗi bài làm của HS cịn chung chung, ít khai thác lỗi để rèn kĩ năng tư duy cho HS...một số lời phê của GV thiếu thân thiện gây chán nản cho HS. Trong quá trình dạy học, giáo viên dạy đến bài học nào thì học sinh học đến đĩ và họ cũng khơng biết cái đích mà mình phải đạt tới.

Các kiến thức được kiểm tra - đánh giá chủ yếu là kiến thức lí thuyết. Số câu hỏi về kĩ năng ít được các giáo viên quan tâm và cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu đề kiểm tra, đề thi. Các kiến thức kiểm tra - đánh giá chỉ gĩi gọn trong chương trình của mơn học của một lớp, kể cả việc thi hết cấp. Vì vậy khĩ đánh giá được mức độ hiểu và nắm vững các kiến thức cần thiết, được học ở một cấp. Các dạng đề kiểm tra, hình thức kiểm tra - đánh giá cịn đơn điệu chưa thể hiện được sự thân thiện, tích cực trong kiểm tra - đánh giá và học tập của HS; chưa coi trọng việc đánh giá giúp đỡ HS học tập thơng qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý vào việc cho điểm bài kiểm tra. Một số giáo viên lạm dụng kiểm tra trắc nghiệm.

Trong kiểm tra - đánh giá mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện cho HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá kết quả học tập của mình. Việc đánh giá cịn mang nặng tính chủ quan do chưa cĩ chuẩn chung quy định rõ mức độ cần đạt được trong tồn quốc nên kết quả đánh giá giữa các GV, giữa các trường và các tỉnh thường khác nhau.

Cách đánh giá như hiện nay dẫn đến việc học tủ, học vẹt của HS. Kết quả đánh giá chủ yếu nêu lên mức độ ghi nhớ bài của HS, khĩ đánh giá được trình độ tư duy, khả

năng phát triển trí tuệ cũng như năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng của HS. Cách đánh giá này gắn liền với PPDH thơng báo, minh hoạ, với loại “sách giáo khoa kín” chỉ nhằm cung cấp thơng tin một chiều từ thầy đến trị.

Một bộ phận GV coi nhẹ KTĐG, do vậy trong các kì KT như bài cũ, 15 phút, 1 tiết việc ra đề cịn qua loa, nhiều GV ra đề kiểm tra, thi với mục đích dễ chấm, chấm nhanh nên kết quả đánh giá chưa khách quan. Phần lớn GV chưa quan tâm đến qui trình soạn đề KT nên các bài KT cịn mang nặng tính chủ quan của người dạy. Điều đáng buồn nhất là giáo viên thường ra đề theo cảm tính của mình chưa cĩ bảng tiêu chí cụ thể nào đánh giá học sinh. Khi giáo viên tổ chức buổi thuyết trình cho học sinh làm việc nhĩm thì thơng thường giáo viên chỉ chấm theo chủ quan của mình mà khơng theo một tiêu chí nào. Điều này thật sự là bất cơng bởi vì một số học sinh rất tích cực tìm kiếm tài liệu và chuẩn bị rất tốt cho phần trình bày của mình nhưng ngược lại cĩ một số học sinh là khơng làm gì hết.

Cĩ thể nĩi, cách kiểm tra - đánh giá học sinh theo cách truyền thống đã khơng cịn phù hợp với cách đánh giá hiện nay nữa. Tuy nhiên, cách đánh giá này đã tồn tại gắn bĩ rất lâu đời và rất khĩ cĩ thể thay đổi được. Chính vì vậy, việc áp dụng rubric vào các trường phổ thơng quả là một bài tốn khĩ. Bởi lẽ khi sử dụng rubric như một cơng cụ kiểm tra - đánh giá thì địi hỏi sự nỗ lực rất nhiều ở giáo viên và học sinh. Theo cách dạy cũ thì học sinh quen với việc giáo viên ra đề tuỳ tiện, ngẫu hứng, khơng định lượng và dung lượng bao nhiêu đa phần mị mẫm; mức độ tự đánh giá của học sinh cịn thấp, học sinh chưa quen đánh giá, khả năng tự đánh giá chưa cao. Do đĩ, hiện nay rất ít trường sử dụng rubric trong quá trình kiểm tra - đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)