Cơ sở lý luận của rubric

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 41)

8. Các phương pháp nghiên cứu

1.3.Cơ sở lý luận của rubric

+ Rubric là bảng mơ tả chi tiết cĩ tính hệ thống ( theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ học tập cụ thể.

+ Rubric là hệ thống cho điểm mà giáo viên đặt ra để đánh giá các tiêu chí hay thành quả cơng việc của học sinh. Hệ thống này bao gồm các tiêu chí và thang điểm cụ thể.

Ví dụ minh hoạ: Rubric chấm điểm dự án tích hợp đa phương tiện : Quy tắc cho điểm

Bảng 1.1: Bảng ví dụ minh hoạ rubric chấm điểm dự án tích hợp đa phương tiện

Tiêu chí

Các mức điểm

Đa phương tiện

Sự tích hợp phương tiện… Cộng tác Làm việc hợp tác… Nội dung Những chủ đề… 5 …….. ……… ……….. 4 ……. ……… ………. 3 ……… …….. ………. 2 …….. …….. ……….

1 ……. …….. ……… Điểm sử dụng đa phương tiện =…. Điểm cộng tác=…. Điểm nội dung=….

+ Rubric hay cịn được gọi là bản hướng dẫn. Bản hướng dẫn là bản cung cấp những miêu tả hoặc các chỉ số thực hiện chỉ từng mức độ hồn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí ( đồng thời là điểm số cho các tiêu chí đĩ ở mức đĩ).

Sau khi tìm hiểu cả ba định nghĩa về rubric ở trên thì rõ ràng chúng ta thấy cả ba định nghĩa đều đồng nhất với nhau. Nĩi chung rubric chính là bảng thang điểm chi tiết mơ tả đầy đủ các tiêu chí mà người học cần phải đạt được. Do đĩ, rubric là một cơng cụ đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của học sinh và cung cấp thơng tin phản hồi để họ tiến bộ khơng ngừng.

+ Chú thích thêm: Tiêu chí là những chỉ số ( những đặc trưng ) của việc hồn thành tốt nhiệm vụ, giúp trả lời câu hỏi: Chúng ta sẽ đánh giá HS hồn thành nhiệm

vụ đĩ như thế nào? Một tiêu chí tốt cĩ những đặc trưng sau:

- Được phát biểu rõ ràng - Ngắn gọn

- Quan sát được - Mơ tả hành vi

- Được viết để HS hiểu được.

Hơn nữa phải chắc chắn rằng mỗi tiêu chí là riêng biệt, đặc trưng cho một dấu hiệu của bài thi, tuy nhiên khơng nên để trùng lắp và khác thứ nguyên trong một bộ tiêu chí.

Nên giới hạn số tiêu chí ≥3≤10. Ở những đặc trưng cơ bản của nhiệm vụ đĩ

khơng cần phải đánh giá hết mọi chi tiết. Nhiệm vụ càng đơn giản thì số tiêu chí càng

1.3.2. Mục đích của rubric

+ Rubric là một cơng cụ đánh giá đáng tin cậy được sử dụng để đo lường thành quả học tập của học sinh.

+ Rubric được sử dụng để đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng cách đo các sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng.

+ Rubric cũng là cơng cụ định hướng cho quá trình dạy học của giáo viên và học sinh.

1.3.3 Phân loại rubric

Căn cứ vào chức năng và mục đích đánh giá, cĩ thể chia rubric thành 2 loại sau : + Định tính/ tổng hợp ( Holistic).

+ Định lượng/ phân tích ( Analytic).

+ Rubric Định tính (Tổng hợp) thường được sử dụng để đánh giá một cách tổng thể tồn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm cụ thể. Rubric Định tính khơng địi

hỏi sự mơ tả chi tiết về các tiêu chí (chỉ số) thực hiện của từng cơng đoạn hay kết quả trung gian (Nitko, 2001). Rubric định tính giúp GV chấm bài nhanh, phù hợp với các kỳ đánh giá tổng kết. Tuy nhiên, đánh giá kiểu này khơng cung cấp nhiều thơng tin phản hồi cho GV và HS.

+ Rubric Định lượng ( Phân tích ) được sử dụng để đánh giá cho điểm từng cơng đoạn hoặc kết quả trung gian trong quá trình người học thực hiện nhiệm vụ. Các điểm đánh giá thành phần sẽ được cộng lại thành điểm tổng kết cuối cùng (Moskal, 2000). Rubric Phân tích địi hỏi phải cĩ sự mơ tả chi tiết (đặc tả) các chỉ số tương ứng với tiêu chí, mức/cấp độ và điểm số. Do đĩ quá trình chấm bài loại này lâu hơn vì phải phân tích đánh giá từng kỹ năng, từng đặc trưng khác nhau trong bài làm của HS. Tuy nhiên, rubric định lượng này cho phép thu thập nhiều thơng tin phản hồi hơn, chi tiết hơn ở từng tiêu chí. Và nếu lưu trữ và xử lí những thơng tin này GV sẽ cĩ một bộ hồ sơ về điểm mạnh, điểm yếu của từng HS và quá trình tiến bộ của họ.

1.3.4. Nguyên tắc và quy trình thiết kế Rubric I. Nguyên tắc I. Nguyên tắc

+ Lý tưởng hố : các mơ tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ (dải) đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất (hoặc ngược lại). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân hố: các mơ tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới (sự khác biệt) giữa các mức/cấp độ hồn thành đối với từng người học và giữa các người học với nhau.

+ Khách quan hố: các mơ tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính, khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện (theo mục tiêu), bởi lẽ tiêu chí đánh giá chính là sự “diễn đạt lại mục tiêu” một cách cụ thể.

+ Kích thích, tạo động lực phát triển: các mơ tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà người học/người dạy cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp người học/người dạy tự đánh giá, đánh giá và cùng đánh giá.

II. Quy trình thiết kế rubric : Gồm 10 bước

Theo TS Tơn Quang Cường muốn thiết kế rubric cần phải xác định: - Chuẩn ( kiến thức, kỹ năng, thái độ).

- Mục tiêu

- Nhiệm vụ, đối tượng đánh giá. - Các tiêu chí.

- Mức đạt mục tiêu.

Dựa trên ý tưởng các bước xây dựng rubric của TS Tơn Quang Cường và qua quá trình nghiên cứu tài liệu về rubric thì tơi đã mở rộng và phát triển các bước trong quy trình thiết kế rubric của TS Tơn Quang Cường. Và cuối cùng tơi đã xây dựng được một quy trình thiết kế rubric hồn chỉnh. Dưới đây là quy trình xây dựng rubric:

Bước 1: Xác định chuẩn ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) : tức là ta sẽ đi xây dựng chuẩn

kiến thức, kỹ năng của kiến thức dựa trên nội dung bài học của SGK. Để đảm bảo cho việc xây dựng chuẩn được đầy đủ và chính xác thì địi hỏi ta phải tham khảo và trao đổi ý kiến với các giáo viên trong tổ bộ mơn nhưng phải căn cứ vào chương trình, qui định của Bộ Giáo dục.

Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức hay mơn học, nhiệm vụ cơng việc ) dựa trên phân loại Bloom.

PHÂN LOẠI BLOOM : Phân loại Bloom giúp đặt ra mục tiêu cụ thể để dạy học hỗ trợ người học phát triển tồn diện.

Sự phát triển của học sinh về nhiều mặt được lượng hố, thuận lợi cho việc dạy học và đánh giá kết quả học tập.

Bảng 1.2: Bảng phân loại Bloom

Lĩnh vực nhận thức Lĩnh vực thái độ Lĩnh vực kỹ năng 1. Knowlegde ( Remembering) Nhận biết ( Nhớ lại ) 1. Receive ( awareness) Tiếp nhận ( nhận thức ) 1. Imitation ( copy ) Bắt chước ( sao chép ) 2. Comprehention ( Understanding ) Hiểu 2. Respond ( react) Đáp ứng ( phản ứng ) 2. Manipulation ( follow instructions)

Thao tác ( theo hướng dẫn )

3. Apply ( Applying ) ( Use )

Áp dụng

3. Value ( understand and act )

Tạo lập giá trị ( hiểu và hành động ) 3. Develop Precision Chuẩn hố 4. Analyse ( Analyzing ) ( structure/ elements ) Phân tích ( cấu trúc, các bộ phận cấu thành )

4. Organise personal value system

Tổ chức hệ thống giá trị cá nhân

4. Articulation ( combine, integrate related skills )

Phối hợp ( kết hợp, tích hợp các kỹ năng liên quan )

5. Synthesize ( create/build)

Tổng hợp ( sáng tạo, xây dựng )

5. Internalize value system ( adopt behaviour )

Nội tại hố hệ thống giá trị ( thơng qua hành vi)

5. Naturalization (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( automate, become expert )

Tự động hố

6. Evaluate ( assess, judge)

Đánh giá, phán quyết

Bước 3: Xác định nhiệm vụ, đối tượng đánh giá.

Bước 5: Xác định mức đạt mục tiêu ( xếp hạng các tiêu chí ). ( Ở bước này bảng rubric đã được GV xây dựng xong. Tuy nhiên bảng rubric này vẫn chưa được sử dụng chính thức). Trước khi phát cho HS thì GV sẽ hỏi ý kiến của các chuyên gia về các bảng rubric để thống nhất chuẩn chung mà HS cần phải đạt được.

Bước 6: GV phát trước cho mỗi HS một bảng rubric trước ngày dạy 2 tuần. Khi giao bảng rubric thì GV sẽ yêu cầu HS thực hiện các cơng việc sau đây:

Thứ nhất, HS đọc trước bảng rubric.

Thứ hai, sau khi đã đọc xong yêu cầu HS nêu ý kiến của mình về bảng rubric. Cụ thể là HS sẽ nêu ưu điểm, khuyết điểm và gĩp ý kiến về bảng rubric.

Bước 7: Thu lại các bảng rubric của các HS. Sau đĩ ghi nhận và tổng hợp lại các ý kiến của HS.

Bước 8: Thảo luận trên lớp giữa GV và HS về bảng rubric để từ đĩ giúp cho GV điều chỉnh bảng rubric cho phù hợp với trình độ của HS. Sau quá trình thảo luận các ý kiến với HS thì GV sẽ đưa ra quyết định thêm phần kiến thức nào hoặc bỏ bớt phần nội dung nào. Cơng việc này cĩ sự thống nhất ý kiến của cả thầy lẫn trị.

Bước 9: GV chỉnh sửa lại các bảng rubric cho thật sự phù hợp với sức học của HS và theo sự thống nhất giữa ý kiến của cả thầy và trị.

Bước 10: GV phát lại bảng rubric đã chỉnh sửa cho các em HS. Và yêu cầu các em phải đọc lại và chuẩn bị bài học trước dựa trên bảng rurbic đã hồn chỉnh. Đến bước này thì HS sẽ chính thức được sử dụng rubric.

1.3.5. Cách thức sử dụng rubric

Bước 1: Lắng nghe GV giải thích bảng rubric trước khi giao nhiệm vụ học tập cho HS.

Bước 2: Trước tiết học, ở nhà đọc và soạn bài trước dựa trên bảng rubric. Trong quá

trình chuẩn bị bài nếu cĩ thắc mắc hoặc khơng hiểu phần nào thì tơ đậm chỗ đĩ để vào lớp hỏi bạn bè hay giáo viên.

Bước 3: Khi đến tiết học thì bắt buộc phải đem theo bảng rubric. Trong quá trình học

thì bám sát theo bảng rubric. Nếu chỗ nào tơ đậm chưa hiểu và thắc mắc thì sẽ hỏi trực tiếp trên lớp.

Bước 4: Sau tiết học, về nhà HS sẽ học bài cũng dựa trên rubric đã được bổ sung thêm trong giờ học trên lớp.

1.3.6. Yêu cầu của một rubric

+ Đưa ra các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng.

+ Các tiêu chí đánh giá thường tập trung vào 3 vấn đề trọng tâm:

- Nội dung cơng việc được giao cho HS nhất thiết phải rõ ràng, đầy đủ và chính xác.

- Bài trình bày kết quả cơng việc của HS: được mơ tả đầy đủ về yêu cầu, thể loại, ngữ pháp, từ ngữ sử dụng, hình ảnh minh hoạ….

- Kỹ năng mà HS đã thể hiện hay đạt được: các kỹ năng cần phải được phân biệt rõ ràng và độc lập với nhau .

+ Các mức độ đánh giá được phân chia hợp lý.

+ Mức độ đánh giá cĩ thể chia theo loại hay theo điểm số.

+ Rubric được phân phát cho HS ngay khi bắt đầucơng việc được giao.

1.3.7. Chức năng của rubric (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Định hướng, lập kế hoạch, xây dựng động cơ học tập:

- Rubric cĩ thể được sử dụng như một bảng hướng dẫn, mơ tả chi tiết, rõ ràng về các mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ học tập cần thực hiện để đạt kết quả tốt nhất. Từ đĩ HS dễ dàng chủ động, lập kế hoạch học tập cho bản thân ngay từ khi bắt đầu mơn học, chương học( hay bài học). Dựa vào bảng rubric khơng chỉ giúp cho HS biết trước nội dung sắp sửa học mà cịn chỉ dẫn cho HS cách thức soạn bài dễ dàng và tốt hơn. Trong quá trình triển khai dạy học, GV và HS cĩ thể cùng điều chỉnh các mơ tả trong rubric cho thật phù hợp với trình độ của HS.

- Mặt khác, HS sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, cĩ trách nhiệm hơn thơng qua việc nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính bản thân khi so sánh, đối chiếu kết quả đạt được tại các thời điểm hồn thành khác nhau với các tiêu chí được mơ tả trong rubric.

- Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai, GV và HS cĩ thể thiết kế rubric để sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình dạy học: trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhờ bảng rubric đã luơn theo sát cánh bên GV và HS chính vì vậy đã giúp cho quá trình dạy học trở nên tích cực hơn dưới sự định hướng của rubric. Hơn thế nữa, rubric cĩ thể được sử dụng linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như làm việc nhĩm, giờ thực hành, giờ seminar,…Do đĩ sử dụng rubric trong quá trình dạy học sẽ tăng cơ hội chia sẻ, hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhĩm, giữa HS với nhau, tạo cho HS mơi trường học tập thân thiện + Hỗ trợ đánh giá hiệu quả:

Rubric được sử dụng như một cơng cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá khá hữu hiệu đối với cả HS lẫn GV. Nhờ cĩ các mơ tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, HS luơn theo dõi được sự tiến bộ của bản thân, các học sinh khác. Ngồi ra, căn cứ vào các tiêu chí được mơ tả, HS cĩ thể giúp cung cấp cho GV những thơng tin phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của bản thân. Ngược lại, nhờ cĩ rubric mà GV cĩ được những thơng tin đánh giá một cách khách quan, giúp kiểm sốt chặt chẽ tiến bộ của HS để cĩ biện pháp xử lý kịp thời.

1.3.8. Ưu điểm và nhược điểm của rubric a. Ưu điểm a. Ưu điểm

+ Làm việc đánh giá dễ dàng và đơn giản.

+ Làm cho HS ý thức được cơng việc mà họ đang thực hiện và cách chúng được đánh giá ( tự đánh giá).

+ Khuyến khích học tập tự định hướng.

+ Khuyến khích HS hiểu biết về các tiêu chuẩn để đánh giá cơng việc của bạn học. + Làm cho việc học tập của HS tốt hơn.

+ Giúp việc đánh giá khách quan và nhất quán. + Buộc GV phải cụ thể hĩa mục tiêu dạy học. + Tiết kiệm thời gian cho GV

+ Khuyến khích HS đánh giá ngang hàng. + Cung cấp phản hồi cho GV và HS.

+ Phù hợp cho mục đích dạy học phân hĩa đối tượng. + Dễ sử dụng- dễ giải thích.

b. Nhược điểm

+ Xây dựng rubric phức tạp và tốn nhiều thời gian cho lần soạn đầu tiên.

+ Rubric phải được sửa đổi liên tục trước khi nĩ thực sự cĩ thể được sử dụng chính thức.

+ Rubric hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh bởi vì học sinh phải hồn thành các cơng việc học tập được giao theo đúng như trong bảng rubric thay vì chủ động khám phá học tập của học sinh.

+ Việc thiết lập chính xác các tiêu chí để xác định thành quả học tập của học sinh rất phức tạp.

+ Nếu các tiêu chí trong bảng rubric quá nhiều, quá phức tạp thì học sinh cảm thấy chống ngợp với sự phân cơng và ít thành cơng trong học tập.

+ Rubric khơng thể nắm được mọi sắc thái và khía cạnh của việc chấm bài học sinh; tuy nhiên nếu áp dụng chung với các hình thức chấm bài khác, rubric sẽ là nguồn cung cấp thơng tin như một phần của việc chấm bài cân bằng và chính xác hơn.

1.3.9. Độ tin cậy của rubric

Để đánh giá độ tin cậy của rubric cĩ thể dùng phương pháp thử bằng cách cho 2 người chấm 1 bài hoặc cho một người chấm vào 2 thời điểm khác nhau. Nếu điểm số trùng nhau cĩ thể xem rubric là cĩ độ tin cậy. Trong trường hợp ngược lại, cần cĩ sự chỉnh sửa rubric cho phù hợp.

1.3.10. Cơng trình nghiên cứu xây dựng rubric của bà Jennifer Docktor

Việc xây dựng rubric cho bài tập chương chất khí thì tơi đã vận dụng dựa trên nền tảng của cơng trình nghiên cứu xây dựng rubric cho bài tập vật lý của bà Jennifer Docktor. Tuy nhiên do điều kiện học tập của các trường THPT vẫn cịn hạn chế nên tơi chỉ vận dụng một phần và đã chỉnh sửa lại cho phù hợp điều kiện thực tế dạy học

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 41)