Sử dụng rubric phù hợp và đáp ứng lý thuyết của quá trình dạy học vật lý

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 55)

8. Các phương pháp nghiên cứu

1.5.Sử dụng rubric phù hợp và đáp ứng lý thuyết của quá trình dạy học vật lý

Qua một quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận của kiểm tra - đánh giá, cơ sở lý luận của tâm lý học và cơ sở thực tiễn thì rõ ràng ta thấy việc vận dụng rubric đã thực sự đáp ứng được các cơ sở lý luận đã nêu ở trên. Thật vậy :

1.5.1. Thứ nhất, việc vận dụng rubric đã hết sức phù hợp với cơ sở lý luận của kiểm tra - đánh giá.

Rubric đã đáp ứng đầy đủ cơ sở lý luận của kiểm tra – đánh giá về các mặt sau đây:

I. Mục đích KT-ĐG

II. Những yêu cầu sư phạm đối với KT-ĐG

III. Các hình thức KT-ĐG

I. Mục đích KT-ĐG

Dựa vào bảng rubric đã cĩ sẵn ( cĩ sự thảo luận giữa GV và HS ) làm cơ sở để giúp GV thơng báo cho HS biết trình độ lĩnh hội kiến thức của HS tới mức nào; phát hiện những kiến thức hoặc phần nào HS bị hổng hoặc chưa vững.

Dựa trên bảng rubric GV sẽ thu được tất cả các thơng tin ngượcvề vấn đề học tập của HS một cách rõ ràng, chi tiết và đầy đủ để điều chỉnh quá trình dạy cho tốt hơn. Ngược lại, HS cũng sẽ biết rõ kết quả học tập của bản thân; biết được những mặt mạnh để tiếp tục phát huy cho tốt hơn cịn những mặt yếu kém sẽ được khắc phục và điều chỉnh để quá trình học tập tốt hơn.

II. Những yêu cầu sư phạm đối với KT-ĐG

1. Tính khách quan

Nếu trước kia khơng sử dụng rubric thì GV là người trực tiếp quyết định mọi thứ từ nội dung kiểm tra cho đến cách đánh giá học sinh. Do đĩ việc kiểm tra – đánh giá HS phần lớn mang tính chủ quan của người dạy. Để khắc phục nhược điểm trên thì rubric đã ra đời. Rubric là bảng mơ tả chi tiết cĩ tính hệ thống ( theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả ( kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Rubric được xem như một cơng cụ đánh giá hết sức hiệu quả quá trình học tập của học sinh. Rubric được xây dựng dựa trên sự thảo luận của giáo viên và học sinh. Do đĩ học sinh sẽ biết trước được kiến thức nào mình sẽ học, biết được phương pháp học, cách thức đánh giá của giáo viên. Chính vì vậy, khi chúng ta sử dụng rubric thì hiển nhiên ta sẽ giảm bớt được tính chủ quan của người dạy và đảm bảo cho việc đánh giá trở nên chính xác và khách quan hơn.

Tuy bảng rubric được GV xây dựng nhưng cĩ sự kết hợp của HS. Đây chính là ưu điểm cực kỳ quan trọng của rubric để hạn chế tính chủ quan của người dạy. Sau khi xây dựng bảng rubric thì GV sẽ thảo luận với HS về các tiêu chí đã được đưa ra

trong bảng rubric. Qua quá trình thảo luận giữa GV và HS từ đĩ sẽ cĩ sự thống nhất về nội dung kiểm tra, các hình thức kiểm tra, cách đánh giá. Cĩ như vậy, việc sử dụng bảng rubric sẽ đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra- đánh giá HS.

2. Tính tồn diện, hệ thống và thường xuyên

Nếu như trước kia việc KT- ĐG chỉ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng giải bài tập vật lý của HS thì việc kiểm tra vẫn chưa thật đầy đủ. Tuy nhiên, nếu như sử dụng bảng rubric thì sẽ đảm bảo kiểm tra – đánh giá đầy đủ cả 3 mặt : kiến thức, kỹ năng, thái độ ( thơng qua giá trị của kiến thức). Như vậy, việc sử dụng rubric sẽ đảm bảo cho kiểm tra – đánh giá một cách tồn diệnhơn.

Ngồi ra giáo viên cĩ thể soạn các bảng rubric để kiểm tra từng bài học, từng chương, từng học kỳ và cả năm học. Đặc biệt HS cĩ một lợi thế là đã được phát trước bảng rubric để HS cĩ một khoảng thời gian dài chuẩn bị bài do đĩ giúp cho GV thuận lợi trong việc kiểm tra hàng ngày, kiểm tra giữa kỳ, cuối năm kết quả học tập của HS. Tĩm lại việc sử dụng rubric sẽ đảm bảo cho kiểm tra – đánh giá một cách hệ thốngthường xuyên.

3. Tính cơng khai

Theo cách dạy truyền thống ( khơng sử dụng rubric) thì GV khơng cho HS biết rõ ràng, chi tiết nội dung sẽ kiểm tra mà đặc biệt GV thường đánh đố HS là nhiều. Điều này tạo rất nhiều áp lực cho HS và ảnh hưởng chất lượng học tập của HS. Cịn ngược lại, khi sử dụng rubric GV sẽ cĩ thể cơng khai trước nội dung kiểm tra để HS chuẩn bị trước thật tốt. Thậm chí nếu HS cĩ vấn đề gì thắc mắc cĩ thể thảo luận với GV để điều chỉnh nội dung kiểm tra thật phù hợp với trình độ của học sinh. Sự khác biệt lớn nhất giữa “việc sử dụng rubric” và “việc khơng sử dụng rubric” đĩ là sự đánh giá cơng bằng. Khi sử dụng bảng rubric khơng chỉ GV đánh giá kết quả học tập của HS mà bản thân HS cũng cĩ quyền tự đánh giá bài kiểm tra của mình.

Nếu trước kia theo cách dạy truyền thống thì GV sẽ chỉ đưa ra tên chủ đề cần thuyết trình và mọi việc cịn lại HS tự đi tìm kiếm tài liệu. Khi đĩ HS sẽ tự mình tìm kiếm tài liệu theo chủ quan của mình và khơng cĩ sự định hướng trước. Với cách dạy đĩ khơng hề sử dụng rubric thì HS sẽ cĩ thể kiếm vơ vàng kiến thức liên quan đến bài thuyết trình. Thế nhưng, họ sẽ khơng biết được kiến thức nào quan trọng hay khơng quan trọng để lựa chọn. Và quá trình chấm điểm bài thuyết trình cũng chỉ là cảm tính

của người dạy chưa theo một tiêu chuẩn cụ thể nào hết. Lúc đĩ một số học sinh sẽ cảm thấy khơng cơng bằng vì người làm nhiều hay làm ít thì điểm số cũng như nhau. Tuy nhiên nếu GV sử dụng bảng rubric thì sẽ định hướng cho HS biết được cách tìm kiếm tài liệu thật hiệu quả và đúng cách tránh việc tìm kiếm kiến thức một lang man. Ngồi ra, GV chấm điểm bài thuyết trình dựa trên bảng rubic sẽ đảm bảo tính khách quan và cơng bằng cho mọi thành viên trong nhĩm.

Cĩ thể nĩi, rubric đã thực sự đáp ứng một cách đầy đủ các yêu cầu của kiểm tra –đánh giá. Khi sử dụng rubric trong quá trình đánh giá HS thì sẽ đảm bảo cho việc đánh giá kết quả học tập của HS hết sức khách quan và cơng bằng.

III. Các hình thức KT-ĐG

Hiện tại đa phần hầu hết các trường trung học phổ thơng đều chỉ sử dụng chủ yếu 2 hình thức kiểm tra. Đĩ là kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Đây thực sự là một điều thiếu sĩt của các GV ở trường THPT bởi vì họ vẫn cịn thiếu hình thức kiểm tra vấn đáp và kiểm tra thực hành. Khâu thi vấn đáp và thực hành hết sức quan trọng bởi vì nĩ sẽ giúp cho GV biết rõ HS cĩ hiểu bài hay khơng và cĩ vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế hay khơng ? Để khắc phục nhược điểm trên thì chúng ta sẽ sử dụng các bảng rubric để định hướng cho GV trong việc chọn các hình thức kiểm tra phù hợp. Nĩi tĩm lại, khi giáo viên vận dụng rubric vào trong quá trình kiểm tra thì GV cĩ thể sử dụng đầy đủ các hình thức kiểm tra - đánh giá nhằm tăng độ tin cậy và tính chính xác của bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu xây dựng rubric để tổ chức và đánh giá quá trình dạy học các chương “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học” vật lý 10 cơ bản (Trang 55)