Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường cao đẳng nghề cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Xây

Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ

Trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của Điều lệ

Trường Cao đẳng nghề và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể là:

- Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ : Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo quy định.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề, tham gia phổ cập nghề

cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. - Tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.

- Liên kết và hợp tác với các tổ chức: cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh trong nước và ngoài nước.

Vai trò, vị trí của bản Kế hoạch chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.

Để đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, khắc phục hạn chế và khoảng cách tụt hậu về chất lượng so với các trường hàng đầu của quốc gia, khu vực; xây dựng môi trường giảng dạy, học tập khang trang hiện đại, đòi hỏi Nhà trường cần phải xây dựng Chiến lược phát triển Trường.

Kế hoạchchiến lược phát triển Trường sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt

động của Nhà trường; Chỉ rõ định hướng tương lai phát triển; Là căn cứ để đánh giá mọi hoạt động của nhà trường. Kế hoạch chiến lược phát triển trường, phù hợp với chiến lược phát triển ngành và khu vực, đượcxác định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nguồn lực, nhằm cung ứng nguồn nhân lực tốt nhất cho ngành, cho khu vực và cả nước.

Các căn cứ, cơ sở pháp lý xây dựng văn bản chiến lược.

Chiến lược phát triển Trường được xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế

và các văn bản pháp lý như: - Luật Dạy nghề năm 2006.

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, về tự chủ

biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới Trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010.

- Đề án sắp xếp các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT theo Quyết

định số 3158/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2006.

- Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2007-2010 định hướng đến năm 2020.

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của cả nước và riêng khu vực Miền trung - Tây nguyên đến năm 2010 (theo Website của Bộ kế hoạch đầu tư: http://www.mpi.gov.vn) ....

Mục đích xây dựng Kế hoạch chiến lược.

- Đánh giá chính xác, toàn diện, khoa học các thông tin liên quan đến việc thực hiện sứ mệnh của Nhà trường đối với xã hội và cộng đồng.

- Làm rõ định hướng tương lai phát triển của Nhà trường, xác định các mục tiêu chiến lược, đưa ra các giải pháp và kế hoạch khả thi nhất để đạt

được mục tiêu.

- Hình thành những luận cứ khoa học cơ bản để cải tiến quá trình ra quyết định giải quyết các vấn đề lớn, then chốt, quan trọng của Nhà trường theo lộ trình.

và rủi ro mà Nhà trường phải đương đầu, từ đó xác định các biện pháp, cách thức ứng phó một cách hiệu quả.

- Xây dựng niềm tin vững chắc vào tương lai phát triển của Nhà trường.

- Mở rộng hợp tác với các bên liên quan trong và ngoài nước, chủđộng hội nhập quốc tế, làm căn cứ kêu gọi đầu tư, tài trợ, liên kết hoạt động hiệu quả.

Quá trình xây dựng Kế hoạch chiến lược của nhà trường.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý Nhà trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu tổ chức của nhà trường được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơđồ 2.1: Cơ cu t chc qun lý nhà trường BAN GIÁM HIỆU Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Phòng Đào tạo Phòng Công tác học

sinh, sinh viên

Phòng Tổ chức- hành

chính

Phòng Kế toán Tài

chính

Phòng quản trị đời sống

Trung tâm Tuyển sinh

và tư vấn việc làm;

Trung tâm Ngoại ngữ -

Tin học; Trung tâm Sản

xuất - Dịch vụ;

Trung tâm Trình diễn kỹ

thuật Nông lâm nghiệp.

PHÒNG - BAN KHOA - BỘ MÔN TRUNG TÂM

Khoa Kỹ thuật Điện-Điện tử; Khoa Cơ khí- Động lực; Khoa Vận hành Xe máy; Khoa Kỹ thuật Trắc địa; Khoa Kỹ thuật Xây dựng; Khoa Cơ khí chế tạo; Khoa Nông Lâm nghiệp; Khoa Chế biến ;

Khoa Khoa học cơ bản; Bộ Môn Chính trị và Pháp luật.

- Hiệu trưởng: là người đại diện cho tập thể Nhà trường theo các mục tiêu, kế hoạch, quy chế, quy định,… của Nhà trường. Lãnh đạo trực tiếp các phòng ban chức năng và các khoa, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Nhà trường.

- Các Phó hiệu trưởng: là người giúp việc cho Hiệu trưởng theo dõi phụ

trách đào tạo; nghiên cứu khoa học; theo dõi công tác Đảng, công đoàn và công tác học sinh, sinh viên.

- Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận có chức năng tham mưu cho Ban giám hiệu về các mặt: tổ chức, nhân sự, đề bạt, thuyên chuyển cán bộ, lương, các chế độ chính sách. Tổng hợp nhu cầu mua sắm trang thiết bị, sữa chữa lớn tài sản cố định và thanh quyết toán mua sắm trang thiết bị và các công trình sữa chữa; công tác đấu thầu và quản lý cơ sở vật chất.

Phòng quản trịđời sống: Là đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch được Ban Giám hiệu phê duyệt: Xây dựng cơ bản, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng; quản lý tài sản, mua sắm, phân phối trang thiết bị, Văn phòng phẩm phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc của nhà trường

Phòng Công tác học sinh, sinh viên: Phụ trách các vấn đề về chế độ

cho học sinh, sinh viên như: Kỷ luật, nghỉ phép, nơi ăn chốn ở, sinh hoạt ngoài giờ…

Phòng Đào tạo: phụ trách tuyển sinh, lập kế hoạch, tiến độ đào tạo, quản lý các chương trình dự án những vấn đề về hợp tác và liên kết đào tạo.

Phòng Kế toán Tài chính phụ trách thu kinh phí từ các nguồn; chỉ tiêu kinh phí cho các hoạt động của Trường; quyết toán kinh phí với cơ quan tài chính cấp trên giám sát, đôn đốc các cá nhân, tập thể trong Trường chấp hành kỷ luật tài chính và CĐKT. Hiện nay phòng kế toán gồm 4 người bao gồm 3 kế toán và 1 thủ quỹ.

Các bộ phận khác như Trạm y tế, Trung tâm Thông tin - Tư liệu và Thư

viện, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

được giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoa và bộ môn trực thuộc:

Các khoa có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; chủ trương tổ chức đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức hợp đồng NCKH, các dự án hợp tác quốc tế gắn đào tạo với NCKH, SXKD và đời sống xã hội; quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học thuộc khoa; quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học.

Các bộ môn chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy; trực tiếp quản lý sinh viên; trực tiếp giảng dạy các môn học chuyên ngành; phụ

trách vấn đề thực hành, đào tạo kết hợp với sản xuất.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NGHIỆP VỤ THU, CHI CỦA TRƯỜNG CAO

ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ 2.2.1. Đặc điểm các nghiệp vụ thu của Trường Cao đẳng nghề Cơ

Điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ

Nguồn thu của Trường được hình thành từ hai nguồn chủ yếu: Nguồn kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu ngoài NSNN.

* Nguồn kinh phí ngân sách do nhà nước cấp:

- Kinh phí thường xuyên đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng. - Kinh phí dự án chương trình mục tiêu

- Kinh phí nghiên cứu khoa học * Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

- Thu phí, lệ phí: Học phí chính quy, học phí vừa học vừa làm.

đào tạo,thu kí tiền túc xá, thu căn tin, giữ xe…

Thu từ các hoạt động tổ chức thi các lớp A,B,C ngoại ngữ, thu thanh lý tài sản...

Nguồn kinh phí của Trường phục vụ cho các hoạt động nhằm triển khai nhiệm vụ chính trị được giao như: Thực hiện hoạt động đào tạo, khoa học - công nghệ; hoạt động cung ứng dịch vụ, thực hiện nghĩa vụ với NSNN; thực hiện các đề tài NCKH, chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện các nhiệm vụđột xuất được giao; hoạt động đầu tư phát triển và các hoạt động khác.

Bng 2.1: Bng ngun thu ca trường CĐ Ngh CơĐin Xây Dng và Nông Lâm Trung B

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 TT Nguồn thu

SL (%) SL (%)

1 Thu ngoài ngân sách 19.405 68% 21.988 64%

Thu đào tạo 18.813 66% 20.517 60%

+ Thu học phí các hệ 6.465 23% 8.677 25%

+ Thu đào tạo lái xe 9.797 34% 9.525 28% + Thu liên kết đào tạo 1.222 4% 1.520 4% + Thu tiền kí túc xá 1.329 5% 795 2% Các khoản thu khác 592 2% 1.471 4% 2 Ngân sách cấp 9.308 32% 12.200 36% Tổng cộng 28.713 100% 34.187 100%

(Nguồn từ phòng kế toán tài chính)

2.2.2. Đặc điểm các nghiệp vụ chi của Trường Cao Đẳng Nghề Cơ

Điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ

Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao từ nguồn NSNN và chi từ nguồn thu sự nghiệp của trường, hoạt động chi gồm:

lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

Tiền lương, tiền công của người lao động chi trả từ nguồn ngân sách cấp đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

Tiền lương, tiền công của người lao động chi trả từ nguồn thu sự nghiệp được tính theo các chế độ về chi trả tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chênh lệch thu lớn hơn chi hàng quý, phương án chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm của đơn vị cho từng người lao động quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ: Bao gồm các khoản chi chủ yếu như: Thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, chi sửa chữa nhỏ tài sản phục vụ công tác chuyên môn, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành…

Các khoản chi thanh toán hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên quan đến từng khoản chi, kể cả đối với các khoản chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm, thanh toán công tác phí, thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại được đơn vị thực hiện chế độ tự chủ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ.

- Chi đầu tư phát triển: Bao gồm chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn, chi sửa chữa lớn tài sản phục vụ chuyên môn và các công trình sơ sở hạ tầng. Căn cứ vào dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị để thực hiện chế độ tự chủ. Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư là Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉđịnh thầu của cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán hàng hóa

dịch vụ hoặc phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, hóa đơn bán hàng và các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.

Đối với việc thanh toán các khoản chi sửa chữa lớn tài sản phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng bao gồm các hồ sơ, thủ tục như: Quyết định phê duyệt hồ sơ dự toán, Quyết định phê duyệt hồ sơ quyết toán, hợp đồng xây lắp, hóa đơn bán hàng, nhật ký công trình và các hồ sơ

chứng từ khác có liên quan.

- Chi sự nghiệp khác: Đơn vị thanh toán dựa vào tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, đơn vị tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ thanh toán và quyết định chi tiêu của mình.

Bng 2.2 : Bng ngun chi ca Trường CĐ Ngh CơĐin Xây Dng và Nông Lâm Trung B

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012

TT Nguồn chi

SL (%) SL (%)

1 Lương và các khoản trích theo

lương 8.778,7 37,7% 11.549 42,7%

2 Chi học bổng và các khoản chi cho

sinh viên 183,4 0,8% 216 0,8%

3 Chi vượt giờ cho giáo viên 816,2 3,5% 1.366 5,0%

4 Chi nghiên cứu đề tài 105,0 0,5% 105 0,4%

5 Chi tinh giảm biên chế 403,9 1,7% 329 1,2%

6 Chi thuê mướn mời giảng 175,0 0,8% 445 1,6%

7 Chi mua sắm sửa chữa tài sản cố

định, công cụ dụng cụ, hàng hóa 9.764,3 42% 8.358 30,9%

8 Chi khác 3.045,0 13% 4.712 17,4%

Tổng chi 23.271,5 100 27.081 100

2.3. MỤC TIÊU KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ

Đánh giá tình hình triển khai, chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật về NSNN.

Kiểm soát nhằm đánh giá được chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng các khoản thu, chi Ngân sách Nhà nước của Trường. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, quỹ

lương, đánh giá công tác đầu tư mua sắm, sữa chữa và công tác xây dựng cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản của Trường…

Trong quá trình kiểm soát sẽ phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã

được phân cấp, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những rủi ro, những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính của Trường.

Như vậy mục tiêu của kiểm soát nội bộ thu, chi tại Trường Cao Đẳng Nghề

Cơ Điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và theo đúng tiêu chuẩn, định mức không làm thất thoát của Nhà trường. Đồng thời chi đúng mục đích và đúng nguồn từđó mang lại hiệu quả trong Nhà trường.

2.4. ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ 2.4.1. Đặc thù về quản lý

Là một đơn vị sự nghiệp đặc thù của ngành là đào tạo, giáo dục nên quan điểm của các nhà quản lý trong đơn vị ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, quy định cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát của Trường Cao

Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ

Hiệu trưởng trường học là người chịu trách nhiệm cao nhất về mặt tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của Nhà trường, là chủ tài khoản và

là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị.

Thuận lợi của trường học: Hiệu trưởng là người có uy tín về phẩm chất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường cao đẳng nghề cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 53)