6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.5. HOÀN THIỆN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
3.5.1. Hoàn thiện lập và luân chuyển chứng từ
và có hiệu quả hơn nữa, đơn vị cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Các chứng từ phải được phê duyệt bởi người quản lý trước khi thực hiện.
- Bộ phận kế toán kiểm tra các chứng từ do bên ngoài lập trước khi trình lãnh đạo phê duyệt.
- Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học, đảm bảo sự chính xác, kiểm soát lẫn nhau.
- Thực hiện việc lập danh mục chứng từ sử dụng tại từng bộ phận.
a. Hoàn thiện quy trình lập và luân chuyển chứng từ chi tiền mặt tại quỹ
Kế toán ghi chép kịp thời mọi nghiệp vụ chi tiền mặt tại quỹ.
Tiền mặt chỉ được rút ra khỏi quỹ khi có phiếu chi được phê duyệt và thu tiền mặt phải đi kèm với phiếu thu được phê duyệt.
Việc cập nhật và rút số dư hàng ngày trên các sổ theo dõi phải được thực hiện nghiêm túc (đánh số trang, đóng dấu giáp lai, thực hiện đúng nguyên tắc về sữa chữa sai sót trên sổ quỹ…) sẽ hạn chếđược gian lận.
Bút toán giao dịch tiền mặt phải được một nhân viên riêng biệt lập và nhân viên này không được tiếp cận hoặc có chức năng trông giữ tiền mặt.
Số dư tiền mặt trên sổ cái của kế toán tiền mặt và sổ quỹ tiền mặt do thủ
quỹ lập cần được đối chiếu hằng ngày với nhau.
Nên có hạn mức thanh toán tiền mặt và mọi khoản thanh toán vượt quá một mức nhất định phải được thanh toán qua ngân hàng. Chỉ chi các khoản chi thanh toán cá nhân qua quỹ, còn đối với những khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ; chi đầu tư phát triển; chi khác đề nghị chuyển khoản qua ngân hàng hay kho bạc để kiểm soát.
b. Hoàn thiện quy trình lập và luân chuyển chứng từ chi chuyển khoản qua ngân hàng, kho bạc nhà nước
Đơn vị nên cử một kế toán không phụ trách thanh toán ngân hàng trong
đơn vị thực hiện việc đối chiếu số dư trên sổ phụ ngân hàng với số dư trên sổ
sách kế toán của đơn vị.
Việc đối chiếu này nên được một người có thẩm quyền kiểm tra và người này không được tham gia vào việc xử lý hoặc hạch toán chi tiền. Việc
đối chiếu này nên được tiến hành định kỳ, ít nhất là hàng tháng. Bất kỳ chênh lệch nào cũng nên được đối chiếu với các khoản tiền gửi chưa được ngân hàng xử lý hoặc các séc đã phát hành nhưng chưa trình ngân hàng và bất kỳ
khoản mục nào không đối chiếu được cần phải báo ngay cho Kế toán trưởng
để có biện pháp xử lý.
Mọi chuyển khoản chỉ được phê duyệt khi các chứng từ kế toán được trình lên. Các chứng từ này bao gồm: phiếu đề nghị mua hàng được phê duyệt, đơn đặt hàng được nhà cung cấp chấp thuận và hợp đồng mua hàng (nếu có), và biên bản giao hàng hoặc bằng chứng về việc thực hiện dịch vụ.
3.5.2. Hoàn thiện hệ thống báo cáo và phân tích phục vụ kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách ở Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng nội bộ thu, chi ngân sách ở Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Và Nông Lâm Trung Bộ
Để có thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ cho kiểm soát thu, chi Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Và Nông Lâm Trung Bộ cần tiến hành thực hiện việc lập các Bảng phân tích tình hình khai thác nguồn thu của đơn vị và tình hình thực hiện tiết kiệm chi phí của đơn vị. Từ kết quả tính toán ở
các bảng phân tích, đánh giá tình hình khai thác các khoản thu từ các hoạt
động, các khoản chi tiết kiệm, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng, giúp người quản lý có được thông tin kịp thời về kết quả hoạt động tài chính của
a. Phân tích tình hình khai thác nguồn thu tại đơn vị
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình khai thác nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Nội dung phân tích tiến hành so sánh đối chiếu số
thu thực tế từ các hoạt động sự nghiệp cụ thể trong Nhà trường với dự toán thu đã được xây dựng cũng như so sánh với số thực thu của nguồn đó ở các kỳ
trước.
b. Phân tích tình hình tiết kiệm chi phí
Trong các nội dung chi tại đơn vị có thể tập trung phân tích đánh giá tình hình thực hiện tiết kiệm các khoản chi quản lý hành chính; chi cho việc tổ
chức thu phí, lệ phí.
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các khoản chi. Nội dung phân tích tiến hành so sánh giữa số thực tế với dự toán đặt ra của từng khoản mục chi cụ thể cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Phân tích tình hình thực hiện tiết kiệm chi phí sẽ giúp cho người quản lý đơn vị nắm bắt được tình hình và kết quả hoạt động tài chính qua đó phát hiện kịp thời các nội dung diễn ra không bình thường theo như dự kiến trong hoạt động tài chính, tìm nguyên nhân để có quyết định điều chỉnh kịp thời
đảm bảo cho ơn vị hoàn thành nhiệm vụđược giao, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho người lao động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với thực trạng kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách của Trường trong chương 3, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề: Hoàn thiện chính sách nhân sự; hoàn thiện công tác lập dự toán; những giải pháp nhằm tăng cường KSNB công tác thu; những giải pháp nhằm tăng cường KSNB công tác chi; hoàn thiện quy trình kiểm soát nội bộ chi ngân sách ở Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Và Nông Lâm Trung Bộ; hoàn thiện hệ
thống thông tin kế toán. Những giải pháp này góp phần hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và
đem lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo cũng như quản lý của đơn vị; nâng cao chất lượng thu, chi ngân sách tại Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Và Nông Lâm Trung Bộ trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong mọi hoạt động của đơn vị, chức năng kiểm tra kiểm soát là một khâu không thể thiếu trong quá trình quản lý, kiểm tra kiểm soát phát sinh từ
chính nhu cầu quản lý đồng thời nó cũng phục vụ cho quá trình quản lý để
đảm bảo hoạt động của đơn vịđạt được những mục tiêu đề ra.
Qua quá trình nghiên cứu về KSNB các khoản thu, chi sự nghiệp tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Và Nông Lâm Trung Bộ, luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu cụ thể sau:
- Luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ đối với công tác thu, chi sự nghiệp trong đơn vị sự nghiệp giáo dục.
- Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, thực trạng công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi sự nghiệp tại các trường công Cao Đẳng Nghề
Cơ Điện Xây Dựng Và Nông Lâm Trung Bộ, khẳng định những mặt đã làm
được, những mặt còn hạn chế, rút ra những nhận xét, đánh giá những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, đồng thời đánh giá thực trạng KSNB các khoản thu chi sự nghiệp tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng Và Nông Lâm Trung Bộ .
- Luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác KSNB các khoản thu, chi sự nghiệp tại trường.
Với nỗ lực phấn đấu của bản thân, hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện công tác KSNB các khoản thu, chi sự nghiệp tại trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, hiệu qủa hoạt động của trường. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian và nhận thức của bản thân, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự tham gia, đóng góp của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ tài chính (2004), Chuẩn mực kế toán Việt Nam – 10 Chuẩn mực kế
toán mới, NXB tài chính.
[2] Chuẩn mực kiểm toán 400: Rủi ro kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
[3] Bùi Văn Dương, Lê Tuấn, Nguyễn Văn Hồng, Trần Thi Duyên (2004), Hướng dẫn thực hành kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và sự nghiệp có thu, NXB Tài chính, Hà nội.
[4] Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 17/6/2003.
[5] Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
[6] Nghị định số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ và đề án đổi mới giáo dục
Đại học Việt Nam.
[7] Nguyễn Quang Quynh (2004), Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội..
[8] GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2001), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội.
[9] Quyết định số 67/2004/ QĐ – BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
[10] Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
[11] Quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 30/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp.
[12] Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính, kế toán cho giám đốc đơn vị sự
nghiệp có thu, Bộ tài chính.
[13] Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ tài chính Hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
[14] Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/03/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi hành chính.
[15] Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình phân tích hoạt
động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà nội.
[16] Mai Vinh (2003), Kiểm toán ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.