6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp
a. Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp là những tổ chức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, không nằm trong những ngành sản xuất ra của cải vật chất. Đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ chính trịđược giao do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Trong quá trình hoạt động đơn vị sự nghiệp được Nhà nước cho phép thu các hoạt động dịch vụ hay các loại phí để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
b. Phân loại
Dựa vào các tiêu thức khác nhau đơn vị sự nghiệp có thu cũng được phân thành nhiều loại khác nhau.
- Căn cứ vào vị trí, đơn vị sự nghiệp có thu gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có thu ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài phát thanh và truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trường học do các Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương quản lý….
+ Đơn vị sự nghiệp có thu ởđịa phương như Đài phát thanh truyền hình
ở các địa phương, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý....
nghiệp có thu bao gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo
+ Đơn vị sự nghiệp y tế ( Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân) + Đơn vị sự nghiệp văn hoá, thông tin.
+ Đơn vị sự nghiệp phát thanh, truyền hình
+ Đơn vị sự nghiệp dân số-trẻ em, kế hoạch hoá gia đình + Đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao
+ Đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường
+ Đơn vị sự nghiệp kinh tế (Duy tu, sửa chữa đê điều, trạm trại) + Đơn vị sự nghiệp có thu khác.
- Căn cứ vào chủ thể thành lập thì đơn vị sự nghiệp gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có thu công lập: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập.
+ Đơn vị sự nghiệp có thu ngoài công lập như bán công, dân lập, tư
nhân:Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
+ Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội: Do các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành lập.
+ Đơn vị sự nghiệp có thu của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp. + Đơn vị sự nghiệp có thu do các Tổng công ty thành lập.
- Căn cứ vào khả năng thu của đơn vị, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:
+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động): Là đơn vị sự
nghiệp có nguồn thu bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động): Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
+ Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động : Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu. Kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là
đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
- Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp là căn cứ vào mức tự bảo
đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị theo công thức sau: Tổng số nguồn thu
hoạt động Mức tự đảm bảo thu sự
nghiệp thường xuyên của
đơn vị sự nghiệp
= Tổng số chi hoạt động thường xuyên
x 100%
Trong đó : Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳổn định.
+ Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động : Là đơn vị sự
nghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%.
+ Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị
sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10% đến dưới 100%.
+ Đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:
Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác