HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường cao đẳng nghề cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.4. HOÀN THIỆN CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT

3.4.1. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát thu

Phòng Kế toán tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc thu, kiểm soát thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định; nếu để thất thu thì phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật hiện hành.

chính đầy đủ, tránh rủi ro, thất thoát nguồn ngân sách mà nhà nước giao cho

đơn vị, góp phần bổ sung nguồn kinh phí đáng kể cho việc hoạt động của đơn vị. Sau ây là những giải pháp sẽ giúp cho công tác thu của đơn vị được thực hiện tốt hơn:

a. Tăng cường kim soát ngun kinh phí do ngân sách nhà nước cp

Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ

so sánh số kinh phí hoạt động trong năm của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn giao cho Trường và số kinh phí đề nghị trong dự toán của mình, nếu có sai lệch thì Trường cần phải chủđộng thay đổi kế hoạch chi tiêu trong quý (năm) sao cho phù hợp với kinh phí được giao. Đồng thời căn cứ vào đó

để có sự điều chỉnh thích hợp cho việc lập dự toán cho năm sau.

Tiến hành kiểm tra, kiểm soát hàng quý. Đối chiếu số kinh phí Bộ

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp cho Trường so với dự toán mà

đơn vị gửi lên, để từ đó đưa ra nhận xét về mức độ hoàn thành việc cấp dự

toán kinh phí.

b. Tăng cường kim soát đối vi ngun thu ti Trường

Hàng năm (quý) kế toán kiểm tra, rà soát số lượng học sinh, sinh viên theo học với Phòng đào tạo.

Trường căn cứ vào số lượng sinh viên đang theo học, xây dựng định mức thu theo tiêu chuẩn định mức thu của Nhà nước. Dự toán thu sẽ là căn cứ để lập dự toán các khoản mục chi trong năm.

Tăng cường sự phối hợp giữa Phòng Đào tạo và các phòng chức năng như kế toán tài chính, Quản lý học sinh, sinh viên trong việc đôn đốc nộp học phí. Thay vì học sinh có thể nộp học phí một lúc vào cuối khóa, chỉ tổng kết các môn học cho học sinh khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính có liên quan, nhằm gia tăng trách nhiệm của sinh viên trong việc nộp học phí

sai sót.

Sau khi tiến hành thu thực tế, đơn vị phải so sánh giữa thu thực tế trong năm và dự toán thu đầu năm, từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả thực hiện, phân tích và rút ra những tiêu chí làm căn cứ cho việc lập dự toán thu lần sau.

3.4.2. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát chi

Đối với công việc trong nội bộ, Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện Xây Dựng và Nông Lâm Trung Bộ cần thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, kiểm soát chi NSNN qua quỹ, ngân hàng, KBNN; thực hiện việc thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN khi đã có đầy đủ các hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục quy định, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, chi đầu tư XDCB, chi khác…

Nếu có sự thay đổi về chế độ, chính sách đơn vị cần tiếp cận nhanh chóng chính sách thanh toán và giao dịch với KBNN, nghe phổ biến những quy định mới.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện các quy trình, thủ

tục đặc biệt là về tổ chức công việc và thái độ làm việc của cán bộ kế toán. Kiên quyết từ chối thanh toán bất kỳ khoản chi nào không đủ hồ sơ, thủ

tục hoặc vượt định mức, đơn giá quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ trong đơn vị nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý chi tiêu NSNN, chấn chỉnh kịp thời các hành vi gây phiền hà đối với cá nhân đến thanh toán. Khi có những dư luận hoặc thông tin về thái độ phục vụ chưa tốt của cán bộ kế toán, thì Hiệu trưởng cần có biện pháp kiểm tra, xác minh để xử lý kiên quyết và kịp thời.

Đối với kinh phí hoạt động thường xuyên: Trong quá trình thực hiện,

được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị,

đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản để

theo dõi, thanh toán và quyết toán.

Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên: khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết thực hiện theo quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

a. Hoàn thin quy trình tin lương

Xác định mục tiêu của quy trình:

­ Xác định đúng mức lương và chế độđược hưởng của từng lao động

­ Xác định đúng công lao động để trảđúng, trả đủ tiền lương.

­ Cập nhật thông tin nhân sự kịp thời, trả lương kịp thời theo quy định.

­ Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, giảm thiểu các sai sót, gian lận.

­ Mọi cá nhân, bộ phận đều dễ dàng tham gia vào quy trình khi có liên quan.

Giải pháp hoàn thiện quy trình:

Kế thừa các bước trong quy trình hiện có. Cụ thể hóa quy trình tiền lương bằng văn bản có hướng dẫn cụ thể và thông báo để mọi người biết và thực hiện theo, đưa quy trình vào triển khai áp dụng một cách nghiêm túc. Quy định rõ trách nhiệm của những cá nhân, bộ phận liên quan trong quy trình, có các bảng biểu chứng từ đi kèm. Kết hợp sử dụng bảng mô tả chi tiết công việc của từng cá nhân.

Các cá nhân phải tự cập nhật, hiểu và thực hiện đúng chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Kiểm soát ngày giờ

Bộ phận tự chấm công, ngày cuối tháng chuyển cho P.TC­HC lập

Bảng tổng hợp giờ công trong tháng và chuyển kế toán tiền lương để tính lương. Nếu vắng không có lý do chính đáng sẽ tính trừ vào lương. Đối với giáo viên, Phòng Đào tạo có biện pháp kiểm tra, giám sát giờ dạy, quản lý trên định mức lao động, nếu không hoàn thành định mức giờ lao động sẽ xử

lý thu hồi tiền theo cách tính thù lao trội giờ. Tăng cường công tác thông tin truyền thông giữa các cá nhân, bộ phận, sử dụng các bảng biểu chuyển giao thông tin. Theo dõi và đối chiếu thông tin thường xuyên giữa các bộ phận liên quan thông qua các biểu mẫu nội bộ. Có chế độ báo cáo rõ ràng, minh bạch và kịp thời giúp kiểm tra đối chiếu dữ liệu nhằm ngăn ngừa và phát hiện sai sót. Tác giả xin đề xuất một số mẫu chứng từ bổ sung sau:

­ Bảng danh sách CBGV tại ngày 1 tháng 1 của năm do P.TC­HC lập vào đầu năm, trong đó có đủ các thông tin về chức vụ, chức danh, tuổi, ngạch, bậc lương, trình độ…chuyển cho P.Kế toán tài chính để làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh dữ liệu vào đầu năm.

­ Bảng chấm công do bộ phận lập gửi P.TC­HC vào ngày cuối tháng.

­ Bảng tổng hợp tình hình thay đổi nhân sự trong tháng do phòng TC­HC lập.

­ Bảng tổng hợp ngày công lao động do phòng TC­HC lập dựa trên việc tổng hợp thông tin từ các bảng chấm công của các bộ phận.

­ Báo cáo tình hình tăng giảm quỹ lương trong tháng, do KT tiền lương lập, trong đó ghi rõ nguyên nhân tăng giảm để kiểm tra, rà soát phát hiện các sai sót kịp thời.

b. Hoàn thin chu trình chi mua sm vt tư hàng hoá, dch v

- Mục tiêu kiểm soát: Chi mua sắm vật tư, dụng cụ, thiết bị đúng yêu cầu, đúng định mức, đúng tiêu chuẩn chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, đúng kế

vụđược cung cấp kịp thời.

- Trình tự, nội dung kiểm soát:

+ Đối với chi phí nhiên liệu, xăng dầu: Trên cơ sở công lệnh của Phòng tổ chức hành chính, Phòng quản trị có trách nhiệm theo dõi, đề xuất cấp hoặc chi theo định mức tiêu hao nhiên liệu theo quy định của Nhà nước.

Căn cứ vào lệnh điều xe, kế hoạch công tác của các bộ phận trong đơn vị, bảng lộ trình công tác, căn cứ vào số Km xe chạy thực tế, định mức nhiên liệu được duyệt cho từng loại xe, hóa đơn xăng, bộ phận kế toán kiểm tra chứng từ và thanh toán. Trường hợp thanh toán nhiên liệu như xăng, dầu cho các máy phát điện trong trường hợp cúp điện phải căn cứ vào giấy báo số giờ

chạy máy nổ, định mức nhiên liệu cho từng loại máy, có ký xác nhận của các Trưởng bộ phận liên quan kèm lịch thông báo cúp điện của điện lực Bình

Định.

+ Đối với chi phí điện, nước: Phòng quản trị có trách nhiệm theo dõi chung tình hình sử dụng điện nước và đề nghị thanh toán theo hóa đơn.

Phòng tổ chức hành chính thực hiện việc kiểm tra thực tế tình hình sử

dụng điện, nước trong đơn vị, cuối tháng tiến hành ghi sổ số liệu thực tế kwh

điện và số khối nước đã sử dụng, đối chiếu với số liệu trên hoá đơn của Công ty điện lực Bình Định và Công ty cấp thoát nước Bình Định. Sau đó lập giấy

đề nghị thanh toán và chuyển cho Phòng Kế toán Tài chính, kế toán tiến hành kiểm tra hoá đơn về số lượng, đơn giá trình lãnh đạo kiểm tra, sau đó kế toán thanh toán lập uỷ nhiệm chi và trình lãnh đạo ký duyệt trước khi thanh toán.

c. Hoàn thin quy trình mua sm trc tiếp và sa cha tài sn

Xác định mục tiêu của quy trình:

­ Đảm bảo kế hoạch mua sắm sửa chữa của Trường.

­ Mua hàng đáp ứng được mục đích và nhu cầu sử dụng, đúng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu, có xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành tốt, mua đủ số

lượng theo yêu cầu, giá cả phù hợp và cung cấp kịp thời.

­ Sửa chữa tài sản: chữa đúng bệnh, giá cả phù hợp, đảm bảo chất lượng dịch vụ sửa chữa như cam kết.

­ Mọi cá nhân, bộ phận đều dễ dàng tham gia vào quy trình khi có liên quan.

Giải pháp hoàn thiện quy trình:

Đề xuất đổi tên quy trình này thành Quy trình mua sắm trực tiếp hàng hóa dịch vụ, vì thực chất sửa chữa được xem là một loại hình dịch vụ,

đổi tên quy trình sẽ mang tính bao quát tốt hơn, mở rộng phạm vi đối tượng

điều chỉnh (các trường hợp thuê mua dịch vụ, VD: dịch vụ vệ sinh, dịch vụ

bảo hiểm…).

Quy trình hiện chứa đựng nhiều vấn đề, nguyên nhân chủ yếu do không xác định tốt nhu cầu và đánh giá đúng hiệu quả đầu tư, nên có nhiều tài sản mua sắm về không khai thác sử dụng tốt, bị lãng phí…Trên cơ sở đó, tác giả

đề xuất các biện pháp hoàn thiện như sau:

Đơn vị chủ trì thực hiện là phòng tổ chức hành chính. Các đơn vị phối hợp: P.kế toán tài chính, bộ phận quản lý và sử dụng tài sản, kho vật tư, phòng kỹ thuật…. BGH phê duyệt, chức năng và nhiệm vụ cụ thể giống như quy trình hiện tại.

Làm rõ ràng, chi tiết thêm bước 1 và bước 2 của quy trình:

­ Bước 1: Xác định nhu cầu và kế hoạch sử dụng tài sản

­ Bước 2: Ra quyết định biện pháp thực hiện.

Bước 1: Xác định nhu cầu:

Nhu cầu được bộ phận dự kiến trong kế hoạch mua sắm hàng năm, và xác định lại để đề xuất thực hiện khi có nhu cầu sử dụng, lúc đó nhu cầu sẽ được xác định lại một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Việc xác định nhu cầu đúng, hợp lý sẽ hữu ích để thực hiện chi tiêu hợp lý, sử dụng đồng tiền

tiết kiệm và đúng mục đích.

Căn cứ xác định nhu cầu:

­ Bộ phận đề xuất dựa vào kế hoạch công tác, kế hoạch sử dụng để

xác định nhu cầu cụ thể về số lượng, quy cách, phẩm chất, mẫu mã.

­ Phòng quản trị phối hợp bộ phận kho kiểm tra tồn kho để xem có cần mua dự trữ thêm không hoặc số hiện có đáp ứng được mức nào…

­ Phòng quản trị kiểm tra cơ sở vật chất thường xuyên và theo dõi thời gian khai thác sử dụng để kịp thời phát hiện nhu cầu cần mua sắm hoặc duy tu, bảo dưỡng.

Yêu cầu:

­ Phòng quản trị cần xem xét, thẩm tra nhu cầu một cách nghiêm túc, nếu nhu cầu xác định đúng thì mới chuyển sang bước 2, nếu không phải xác định lại. Nhu cầu phải hợp lý, phù hợp với khả năng đáp ứng của Nhà trường, kèm theo giải trình cụ thể, chi tiết số lượng, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, …

­ Nhu cầu phải kèm theo dự toán kinh phí chuyển phòng Kế toán Tài chính phối hợp xem xét và cho ý kiến về nguồn kinh phí thực hiện có hay không sau đó mới trình trình BGH phê duyệt. Cần chú trọng đến bước này vì nếu xác định không đúng nhu cầu sẽ gây lãng phí về công sức, thời gian, tiền bạc.

Chứng từ xác định nhu cầu cụ thể dưới dạng:

­ Kế hoạch mua sắm hàng hóa, dịch vụ hàng năm.

­ Đơn đề nghị cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ: được đánh số cụ thể.

­ Biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản.

­ Bảng chiết tính chi phí, dự toán kinh phí.

Bước 2: Quyết định biện pháp thực hiện

­ Quyết định tự thực hiện hay thuê mua bên ngoài. Thông thường đối với các công việc đơn giản, sửa chữa nhỏ lặt vặt, nếu trong tầm khả năng thực hiện của nhân viên sửa chữa thì Phòng Quản trị tự thực hiện, nếu ngoài khả năng tự thực hiện mới xem xét đến khả năng thuê mua bên ngoài.

­ Trong trường hợp hàng hóa không thể mua được do không có điều kiện mua sắm (hàng hóa không có trên thị trường, không có nhà cung cấp dịch vụ, giá trị tài sản quá cao so với nhu cầu…) phòng Quản trị cần phải có hướng giải quyết cụ thể: cho sửa chữa tài sản cũ hoặc cho thuê mua sản phẩm thay thế…. Trong các trường hợp này, phòng Quản trị cần phải làm việc lại với bộ phận đề xuất để thống nhất ý kiến.

­ Xem xét thật kỹ trước khi quyết định có thật sự cần thiết phải thuê mua ngay không. Thành lập hội đồng thẩm tra và quyết định trong trường hợp giá trị hợp đồng thuê mua lớn.

­ Phải có phê duyệt của phòng kế toán tài chính về ngân sách thực hiện kèm theo để tránh tình trạng thuê mua sa đà vượt quá ngân sách cho phép. Trưởng phòng kế toán xem xét đến khả năng thanh toán vào thời điểm phải trả người cung cấp, nếu không đủ khả năng cần phải có biện pháp xin gia hạn thời hạn thanh toán, hoặc lùi thời điểm thực hiện thuê mua, hoặc giảm số lượng … Các thủ tục cụ thể thể hiện qua chứng từ: ký duyệt trên chứng từ của bước 1

d. Hoàn thin quy trình thanh toán

Xác định mục tiêu của quy trình:

­ Thanh toán đúng đối tượng, đúng hàng hóa dịch vụ, đúng số tiền, và kịp thời

­ Giảm thiểu các sai sót, gian lận trong quá trình lập hồ sơ và thủ tục thanh toán. Minh bạch, công khai chế các độ thanh toán để mọi

người cùng tham gia thực hiện kiểm tra giám sát.

­ Mọi cá nhân, bộ phận đều dễ dàng tham gia vào quy trình khi có liên quan.

Giải pháp hoàn thiện quy trình:

Giữ nguyên các bước theo quy trình hiện tại, bổ sung một số thủ tục kiểm soát sau:

­ P.TC­HC phối hợp với P.KT -TC soạn thảo quy định biện pháp xử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại trường cao đẳng nghề cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)