0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI TRƯỜNG CAO

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ (Trang 95 -95 )

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ 3.3.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán

Trong nghiên cứu chương 2 tác giả nhận thấy đơn vị đã làm dự toán

đáp ứng được nhu cầu chi tiêu tại đơn vị, tuy nhiên trong quá trình lập dự

toán tổng thể, các phòng, khoa trong Trường chưa phối hợp tốt do có khoảng cách không gian (3 cơ sở) ở 3 địa điểm khác nhau, đồng thời đơn vị chưa thật sự căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độđể lập dự toán thể hiện như sau:

Công tác dự toán thu: Trong dự toán thu học phí đối với các hệ mà Trường liên kết với các đơn vị đào tạo, theo tác giả Phòng Đào tạo và công tác học sinh, sinh viên phải thường xuyên có sự đối chiếu số lượng học sinh, sinh viên đang học, học sinh, sinh viên nhập học, học sinh, sinh viên nghỉ

học, sinh viên ra trường từng kỳ để cung cấp cho Phòng Kế toán Tài chính làm dự toán nguồn thu chính xác. Tránh tình trạng khi thanh lý hợp đồng mới kiểm tra có trường hợp số lượng học sinh, sinh viên trong quá trình học vì nhiều lý do đã bỏ học nhưng Phòng đào tạo và công tác học sinh, sinh viên vẫn cung cấp danh sách cũ.

Công tác dự toán chi: Qua phân tích nội dung dự toán các khoản chi ở

chương 2 tác giả nhận thấy đối với một số nội dung chi đơn vị chưa căn cứ

vào định mức để lập dự toán:

- Tiền điện, tiền nước, xăng dầu… thực tế đơn vị chi căn cứ vào mức chi của năm trước để dự toán cho năm nay mà không tính đến yếu tố nhà

nước có thể tăng giá xăng, dầu, điện, nước; nhu cầu sử dụng trang thiết bị

nhiều do quy mô học sinh, sinh viên tăng hằng năm, tần suất sử dụng phòng học, trang thiết bị giảng dạy… Nếu đơn vị dự tính các yếu tố này thì việc lập dự toán trong năm tới giữa dự toán và thực tếđã không có sự chênh lệch lớn.

- Tiền văn phòng phẩm: mặc dù đơn vị có quy định khoán nội dung này nhưng tiêu chí đưa ra mức khoán không khả thi. Do vậy chi thực tế

thường cao hơn mức khoán. Hiện tại đơn vị khoán văn phòng phẩm theo quy mô của phòng, khoa và số lượng CBVC. Do vậy khi kiểm soát chi thì các khoản chi văn phòng phẩm của một số bộ phận chi cao hơn định mức, về vấn

đề này đơn vị cần rà soát lại để đề xuất xây dựng lại định mức về văn phòng phẩm theo số lượng học sinh, sinh viên đối với các khoa, còn đối với các phòng ban Trường khoán theo quy mô hoạt động.

Trong thời gian qua Trường Cao Đẳng Nghề Cơ Điện và Nông Lâm Trung Bộ đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và cũng bổ sung phụ lục quy chế chi tiêu của Trường, nhìn chung các định mức chi tiêu và tỷ lệ phân bổ

cho các nguồn chi tương đối phù hợp với tình hình hoạt động của Trường. Tuy nhiên cũng có một số nội dung hiện nay vẫn chưa có định mức chi cho phù hợp, có những định mức cần quy định chi tiết, cụ thể hơn, cũng có những

định mức cần được điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Do vậy theo tác giả đơn vị cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ để đơn vị áp dụng hoàn thiện hơn.

Khi xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn cho các khoản chi phải

đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Định mức chi tiêu phải ổn định, có thể sử dụng trong một thời gian dài để làm cơ sở cho việc lập dự toán và kiểm tra, giám sát nguồn tài chính của đơn vị.

việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với thực tế phát sinh.

Thứ ba: Định mức phải đảm bảo được sự cân đối, công bằng cho các

đối tượng áp dụng.

Đơn vị cần bổ sung Bảng thuyết minh dự toán kèm theo Dự toán tổng thể trên cơ sởđịnh mức, đơn giá, khối lượng công việc rất cụ thể để trong quá trình thực hiện đơn vị căn cứ vào Bảng thuyết minh dự toán để thực hiện và kiểm soát chi.

3.3.2. Hoàn thiện hệ thống kế toán

Tổ chức hệ thống BCTC ở đơn vị nhằm cung cấp thông tin kế toán. Thông tin kế toán ở đơn vị là thông tin về toàn bộ tài sản, về tình hình tài chính, các quá trình và kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị, là cơ sở để các đối tượng bên trong và bên ngoài Trường đánh giá về tình hình hoạt động của trường. Vì vậy, yêu cầu của việc lập BCTC là phải chính xác, kịp thời, đầy đủ. Ngoài ra kế toán cũng phải thực hiện phân tích BCTC, lập các báo cáo cần thiết phục vụ yêu cầu quản lý theo từng chỉ tiêu chi tiết và thực hiện công khai tài chính. Mục đích của việc công khai tài chính nhằm thực hiện quy chế dân chủ, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp có thẩm quyền và của tập thể cán bộ, công nhân viên về tình hình quản lý, sử

dụng tài chính, tài sản của Nhà nước đúng nguyên tắc chế độ, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; ngăn ngừa lãng phí, thất thoát và mọi hành vi tham nhũng. Tuy nhiên việc tổ chức báo cáo, phân tích và công khai BCTC tại Trường vẫn còn tồn tại những vấn đề sau:

Thứ nhất, Phân tích BCTC gần như chưa được thực hiện, nên không đề

ra được những giải pháp tốt nhất để kiểm soát tiết kiệm chi phí; đặc biệt là trong các khoản chi phí dự toán, chi phí XDCB.

Thứ hai, Việc công khai tài chính cũng thực hiện một cách chiếu lệ, chưa phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các đối tượng có quan tâm đến

tình hình tài chính của Trường.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hàng quý, hàng năm cần phải tiến hành phân tích BCTC.

Đối tượng phân tích tài chính của Trường là quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch, dự toán thu, chi, sử dụng nguồn kinh phí trong và ngoài NSNN. Nội dung phân tích tài chính là: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi, tình hình sử dụng tài sản, tình hình chấp hành các chế độ, tiêu chuẩn,

định mức và chính sách quản lý tài chính của Nhà nước cũng như các quy

định của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn và của Nhà trường. Phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, lãng phí trong quá trình sử dụng kinh phí. Cung cấp thông tin đã xử lý theo yêu cầu quản lý, theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Phương pháp của phân tích tài chính là so sánh giữa thực tế với dự toán theo từng chỉ tiêu phản ánh trên BCTC; xác định tỷ suất của các chỉ tiêu.

Tổ chức công tác phân tích tài chính tại Trường phải được thực hiện hàng năm và có kế hoạch cụ thể nhằm đưa công tác phân tích tài chính vào nền nếp. Thông qua các số liệu, kết quả của phân tích, Nhà trường tổ chức công khai tình hình tài chính để tất cả cán bộ, giảng viên, công nhân viên nắm

được cùng tham gia vào công việc quản lý, dân chủ trong hoạt động của Nhà trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ THU, CHI TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ (Trang 95 -95 )

×