2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài này chủ yếu thu thập số liệu từ phòng tài chính - kế toán của Công ty Cổ Phần Thầu Vân.
Số liệu thu thập chủ yếu là những số liệu thứ cấp thông qua báo cáo tài chính của Công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng tài chính - kế toán qua các năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet và trao đổi thông tin với Cô, Chú, Anh Chị trong phòng kế toán để phục vụ thêm cho việc phân tích.
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu đánh giá kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh năm 2014 của công ty được kế toán thực hiện bằng cách ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung và sử dụng phương pháp diễn dịch, thống kê, miêu tả, tham khảo các văn bản về chế độ kế toán.
- Đối với mục tiêu xác định kết quả hoạt động kinh doanh về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của công ty được kế toán thực hiện theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp chi tiết
+ Phương pháp so sánh mà cụ thể là so sánh số tuyệt đối và số tương đối. - Trên cơ sở tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, sử dụng phương pháp suy luận để đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3.2.1 Phương pháp chi tiết
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả hoạt động kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường phương pháp phân tích được thực hiện như sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. - Chi tiết theo thời gian.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
2.3.2.2 Phương pháp so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối nhằm thể hiện sự thay đổi số lượng sản phẩm của các chỉ tiêu qua các năm.
Và bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp số tương đối để phân tích giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu. Qua đó thể hiện rõ sự thay đổi nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm và đề ra chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp.
a. Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
b. Nguyên tắc so sánh Tiêu chuẩn so sánh:
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. - Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. - Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. - Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
- Các thông số thị trường.
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố
không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
c. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của các chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được với mức độ cần đạt theo kỳ kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. Ví dụ như so sánh giữa kết quả của thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kỳ này và kết quả kỳ trước.
F = Ft – F0
Trong đó:
F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ (số tuyệt đối) Ft: chỉ tiêu kỳ phân tích
F0 : chỉ tiêu kỳ gốc
Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẦU VÂN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Công ty Cổ phần Thầu Vân được phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh Long cấp giấy phép kinh doanh số 1500478981-001 đăng ký lần đầu ngày 26/02/2007. Công ty được thành lập với sự góp vốn của ba cổ đông: ông Trương Văn Vân, ông Trương Quang Hậu và ông Trương Nhật Hữu. Trong đó, ông Trương Văn Vân nắm giữ 75% cổ phần giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và cũng là người đại diện theo luật pháp.
Năm 2000 ra đời từ một doanh nghiệp nhỏ với thương hiệu Ngọc Vân chuyên về xây dựng và mua bán vật liệu xây dựng trên thị trường tỉnh Vĩnh Long, ngày 26 tháng 02 năm 2007 qua quá trình hoạt động đã chính thức trở thành Công ty cổ phần Thầu Vân. Và từ ngày 27 tháng 08 năm 2010 công ty cổ phần Thầu Vân đã phát triển thành Thầu Vân Group với các công ty trực thuộc như: Công ty TNHH Tân Phú, công ty TNHH Bệnh Viện Mỹ Thuận, công ty TNHH Ngọc Vân, công ty TNHH TM&DV Trường An. Thầu Vân – tên thân quen mà khách hàng thường gọi, từ đó thương hiệu Thầu Vân được khẳng định lớn mạnh về tiềm lực kinh tế lẫn bộ máy cơ cấu tổ chức. Công ty cổ phần Thầu Vân hoạt động theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự trước pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn kinh doanh của công ty.
Những thông tin chung về công ty:
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THẦU VÂN
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THAU VAN JOINT STOCK COMPANY
- Tên công ty viết tắc: THAU VAN.CO - Địa chỉ công ty:
+ Trụ sở chính: Số 429 lầu 4, khu thương mại dịch vụ B chợ Vĩnh Long, đường Hùng Vương, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
+ Chi nhánh: 31B/02 ấp Thanh Mỹ 2, Thanh Đức huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
- Điện thoại: 0703.833535 - Fax: 0703.828717
- Mã số thuế: 1500478981
- Email: ctcpthauvan@yahoo.com.vn - Website: www.thauvan.com.vn
- Tài khoản ngân hàng: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.
- Hình thức vốn chủ sở hữu: Công ty cổ phần. - Vốn điều lệ của công ty: 60.000.000.000 đồng. - Vốn pháp định: 6.000.000.000 đồng.
- Tổng số cổ phần: 600.000 cổ phần. - Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.
- Số cổ phần được chào bán: 100.000 cổ phần.
- Lĩnh vực kinh doanh của công ty: sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Hoạt động sản xuất chủ yếu:
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu (mua, bán, thuê và cho thuê bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê), tư vấn, môi giới kinh doanh bất động sản.
- Xây dựng các công trình dâng dụng và công nghiệp, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỷ thuật, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu thương mại, khu dịch vụ, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu.
- Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động theo hợp đồng, khách sạn.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, ngoại thất và các thiết bị điện tử, điện lạnh điện cơ, máy móc, công cụ dụng cụ cằm tay phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thiết bị vật tư ngành nước, thiết bị vật tư ngành điện, các thiết bị máy móc văn phòng và phụ tùng thay thế, các sản phẩm cơ khí, phụ tùng ôtô các loại, phụ tùng máy tàu thủy, các loại phụ tùng xe đạp, phụ tùng xe hai bánh gắn máy các loại, gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ (gỗ tự nhiên và nhân tạo).
- Sản xuất và kinh doanh bê tông tươi thương phẩm, các sản phẩm bêtông thành phẩm chế biến từ bê tông tươi (cột điện, ống cống, cọc bê tông, dầm, đà,… và các cấu kiện bê tông khác).
- Đại lý mua bán hàng hóa, đại lý ủy thác nhận ký gửi hàng hóa.
- Vận tải hàng hóa bằng các phương tiện vận tải đường thủy và đường bộ.
- Khai thác cát sông.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh Công ty Cổ phần Thầu Vân
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
3.3.2.1 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty. Các thành viên hội đồng quản trị do cổ đông bầu ra, đại diện cho quyền lợi của các cổ đông. Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền
Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng Hành chánh tổng hợp Phòng sản xuất kinh doanh Trạm trộn bê tông tươi Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Phòng thiết kế Tổ vận tải + Bãi cát đá Tổ sửa chữa
và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy định của công ty.
3.3.2.2 Ban kiểm soát: Giúp cho Hội Đồng Quản Trị giám sát hoạt động của công ty để Hội Đồng Quản Trị có thể điều chỉnh kịp thời khi phát hiện sai phạm trong công tác quản lý. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội Đồng Quản Trị.
3.3.2.3 Giám đốc
+ Quản lý điều phối chung các nhân sự quản lý trung cấp. + Ký kết hợp đồng kinh tế, mua bán hàng hóa vật tư. + Ký các hóa đơn, chứng từ thu chi có giá trị lớn.
+ Phụ trách quan hệ lớn với khách hàng, đối tác lớn của công ty. + Quyết định các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. + Quyết định giá vật tư, hàng hóa mua vào và bán ra.
+ Ban hành các quyết định, thông báo quan trọng trong nội bộ. + Quyết định việc sử dụng chi phí chung cho công ty.
+ Quan hệ với các cơ quan nhà nước.
3.3.2.4 Trưởng phòng kinh doanh
+ Xây dựng, triển khai phân công nhiệm vụ nội bộ kinh doanh. + Đề xuất tuyển dụng, đào tạo, giám sát các nhân sự trực thuộc. + Chịu trách nhiệm các chứng từ thuộc phạm vi phòng kinh doanh. + Soạn thảo các hợp đồng, thỏa thuận mua – bán hàng hóa vật tư.
+ Quan hệ, tiềm kiếm, duy trì, phát triển mạng lưới khách hàng, đối tác của công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc tiến hành các hoạt động mang lại doanh thu.
3.3.2.5 Trưởng phòng hành chính - nhân sự
+ Chịu trách nhiệm về các chứng từ trong phạm vi trực thuộc.
+ Xây dựng, triển khai giám sát chung về mặt chấp hành nội quy của công ty.
+ Đề xuất tuyển dụng, đào tạo, giám sát các nhân sự trực thuộc.
+ Triển khai các quy chế chính sách quản lý lao động theo quy định pháp luật.
+ Lưu trữ hồ sơ nhân sự, hồ sơ pháp nhân của công ty.
+ Chịu trách nhiệm chi trả lương, thưởng cho người lao động. + Quản lý đội bảo vệ và trang trí, vệ sinh chung.
+ Chịu trách nhiệm cung cấp các công cụ để sử dụng cho công tác hành chính.
+ Quan hệ với các cơ quan quản lý lao động nhà nước. + Theo dõi các quỹ khen thưởng phúc lợi.
3.3.2.6 Phòng kế toán
+ Lập và quản lý, thực hiện kế hoạch thu chi tài chính của công ty từng tháng, quý, năm.
+ Thống kê tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện các nguồn vốn giá thành, thu nộp ngân sách và quyết toán hàng quý, năm.
+ Xây dựng phương án huy động vốn, luân chuyển vốn trong sản xuất có hiệu quả hàng năm.
3.3.2.7 Trạm trộn
+ Tiếp nhận thỏa thuận với phòng kinh doanh mặt hàng bê tông để sắp xếp thời gian, máy móc thiết bị phương tiện giao hàng.
+ Chịu trách nhiệm các chứng từ trong phạm vi trực thuộc.
+ Chịu trách nhiệm trước công ty về khối lượng, độ giao hàng và chất lượng sản phẩm.
+ Đề xuất tuyển dụng, đào tạo, giám sát các nhân sự trực thuộc. + Chịu trách nhiệm các chứng từ thuộc phạm vi trạm trộn.
+ Đề xuất duy tu bảo dưỡng sửa chữa, các thiết bị phương tiện trong phạm vi quản lý.
+ Quan hệ với khách hàng để đảm bảo giao thông thuận lợi.
+ Đảm bảo an toàn lao động trong phạm vi sản xuất và giao thông tại công trình.
3.3.2.8 Quản lý bãi cát đá
+ Tiếp nhận thỏa thuận với phòng kinh doanh để sắp xếp thời gian máy móc, thiết bị giao nhận hàng, với trạm trộn để giao hàng nội bộ.
+ Chịu trách nhiệm trước công ty về khối lượng, tiến độ giao hàng và chất lượng các đá.
+ Đề xuất tuyển dụng, đào tạo, giám sát các nhân sự trực thuộc. + Chịu trách nhiệm các chứng từ thuộc phạm vi bãi cát đá.
+ Đề xuất duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị phương tiện trong phạm vi quản lý.
+ Chịu trách nhiệm bảo quản kho bãi cát, công cụ dụng cụ máy móc phương tiện tại bãi.
3.3.2.9 Quản lý đội sửa chữa
+ Tiếp nhận các yêu cầu sửa chữa máy móc, thiết bị từ các bộ phận khác, sắp xếp thời gian, nhân sự để thực hiện.
+ Chịu trách nhiệm về các chứng từ trong phạm vi trực thuộc.
+ Chịu trách nhiệm trước công ty về khối lượng, tiến độ và chất lượng vật tư sửa chữa.
+ Đề xuất tuyển dụng, đào tạo, giám sát các nhân sự trực thuộc.
+ Chịu trách nhiệm bảo quản công cụ, máy móc phương tiện trong đội.
3.3.2.10 Phòng thiết kế: Nghiên cứu thị trường từ đó thiết kế sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, thiết kế ra các sản phẩm và không gian làm việc độc đáo gây chú ý nhằm lôi kéo khách hàng.
3.3.2.11 Phòng kỹ thuật: theo dõi quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm, kịp thời điều chỉnh các sai sót kỹ thuật, kiểm tra nguyên vật liệu trước khi đem vào sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm. Chịu trách nhiệm về máy móc kỹ thuật của công ty.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
- Hình thức tổ chức công tác kế toán được áp dụng là hình thức kế toán tập trung, hình thức này mọi công tác kế toán xử lý từ chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết đến các báo cáo tài chính,… đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán.
- Ưu điểm của hình thức này là cung cấp kịp thời các thông tin về kế toán cho nhà quản lý. Số liệu kế toán thường mang tính khách quan hơn do không bị chi phối ở các bộ phận sản xuất.
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng, sự chỉ đạo của Giám đốc. Bộ máy này có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê trong công