Phân tích chung về tình hình chi phí

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thầu vân (Trang 90)

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một kỳ nhất định. Ngoài ra, chi phí còn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Đó chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp bởi lợi nhuận đạt được nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chi phí đã chi ra. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều

này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Công ty Cổ phần Thầu Vân kinh doanh chủ yếu bên lĩnh vực xây dựng và cung cấp dịch vụ. Do đó, chi phí của Công ty được chia làm 5 loại: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thầu Vân, ta sẽ xem xét tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2011 - 2013.

Dựa vào bảng số liệu 4.2, ta thấy tổng chi phí có chiều hướng tăng giảm qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012, chi phí tăng cao hơn so với năm 2011 là 14.883 triệu đồng, tức tăng 33,41%. Năm 2013, tổng chi phí giảm xuống so với năm 2012 là 41.612 triệu đồng, tương đương giảm 70,01%. Nguyên nhân của sự tăng giảm của tổng chi phí qua các năm là do sự tác động của các khoản mục chi phí trong kết cấu của tổng chi phí. Cụ thể:

Bảng 4.2 Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn:Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh tại phòng kế toán công ty Cổ phần Thầu Vân năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hàng bán 37.025 24.720 15.099 (12.305) (33,23) (9.621) (38,92) 2. Chi phí bán hàng 1.433 1.112 267 (321) (22,40) (845) (75,99)

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.047 3.490 1.319 (2.557) (42,29) (2.171) (62,21)

4. Chi phí tài chính 46,45 2.972 1.137 2.926 6.298 (1.835) (61,74) 5. Chi phí khác - 27.140 - 27.140 0 (27.140) (100) Tổng chi phí 44.551 59.434 17.822 14.883 33,41 (41.612) (70,01) Năm 2011 Giá vốn hàng bán; 83,00% Chi phí bán hàng; 3,22% Chi phí khác; 0,00% Chi phí tài chính; 0,21% Chi phí quản lý doanh nghiệp; 13,57% Năm 2012 Chi phí quản lý doanh nghiệp; 5,80% Chi phí bán hàng; 1,87% Chi phí tài chính; 4,33% Chi phí khác; 46,00% Giá vốn hàng bán; 42,00% Năm 2013 Giá vốn hàng bán; 85,00% Chi phí khác; 0,00% Chi phí bán hàng; 1,50% Chi phí quản lý doanh nghiệp; 7,40% Chi phí tài chính; 6,10%

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Thầu Vân

4.4.2.1 Phân tích giá vốn hàng bán

Bảng 4.3 Tình hình giá vốn hàng bán của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Thầu Vân (Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh và cân đối tài khoản năm 2011 – 2013).

Xem thêm:

- Phụ lục 09 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 – 2013.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hoạt động XD công trình ngoài 4.791 1.664 3.660 (3.127) (65,27) 1.996 120

2. Giá vốn bán hàng hóa 18.444 19.615 6.769 1.171 6,35 (12.846) (65,49)

3. Giá vốn bán các thành phẩm 13.789 3.441 4.670 (10.348) (75) 1.229 36

4. Giá vốn không hợp lý 0,61 - - (0,61) (100) - -

Tổng giá vốn hàng bán 37.025 24.720 15.099 (12.305) (33,23) (9.621) (38,92)

Qua bảng 4.3 và hình 4.4, ta nhận thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty, do đó sự biến động của nó có tác động rất lớn đến tổng chi phí. Trong 3 năm qua chi phí này biến động như sau:

Năm 2012, giá vốn bán hàng hóa tăng 1.171 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,35%, giá vốn bán các thành phẩm giảm 10.348 triệu đồng, tỷ lệ giảm 75% so với năm 2011, nguyên nhân là trong năm 2012 trạm trộn bê tông ít hoạt động nên khách hàng mua vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng nhiều hơn bê tông tươi nên đã làm cho giá vốn thành phẩm đã bán như bê tông tươi, dal, cột, cống,… giảm xuống còn giá vốn bán hàng hóa cát, đá, xi măng,… thì tăng lên. Giá vốn hoạt động xây dựng công trình ngoài cũng giảm 3.127 triệu đồng, tỷ lệ giảm 65,27% so với năm 2011 là do trong năm 2012 Công ty giảm các dịch vụ chở thuê vật tư hàng hóa cho các công trình khác. Giá vốn không hợp lý là giá vốn mua lẻ các loại vật tư hàng hóa không hóa đơn chứng từ như cát, đá mày, gạch,… do đơn vị cung cấp là những đơn vị kinh doanh nhỏ, đóng thuế khoáng nên không thể xuất hóa đơn hoặc do công ty mua với số lượng ít nên không xuất hóa đơn, khoản mục chi phí này thường rất ít phát sinh và trong năm 2012, 2013 thì không phát sinh.

Đến năm 2013, tỷ trọng giá vốn hàng bán tăng nhẹ chiếm 85% tổng chi phí, giá vốn hàng bán đạt 15.099 triệu đồng, giảm 9.621 triệu đồng tức giảm 38,92% so với năm 2012. Giá vốn giảm hơn năm 2012 như thế là do giá vốn hàng hóa giảm nhiều 12.846 triệu đồng, tỷ lệ giảm 65,49%, giá vốn bán các thành phẩm tăng nhẹ 1.229 triệu đồng, tỷ lệ tăng 36%, nguyên nhân là một số công trình xây dựng do Công ty Cổ phần Thầu Vân cung cấp vật liệu đang trong giai đoạn xây lắp nên giá vốn thành phẩm như bêtông tươi tăng còn giá vốn các loại nước sơn, gạch men, tol,... giảm. Giá vốn hoạt động xây dựng công trình ngoài tăng 120% so với năm 2012 là do trong năm 2013 Công ty đã sửa chữa lại bến cảng vận chuyển hàng hóa nên doanh thu từ dịch vụ chở thuê cao hơn trong năm 2012.

Trong giai đoạn năm 2011 – 2013 nền kinh tế nước ta có nhiều biến động kèm theo sự cạnh tranh của các Công ty trên thị trường. Giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn dặt hàng nhiều hay ít, sự biến động của giá cả thị trường,… Do đó, Công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn bán chặt chẽ như Công ty cần phải tính toán thật kỹ về sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

4.4.2.2 Chi phí bán hàng

Bảng 4.4 Tình hình chi phí bán hàng của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Thầu Vân (Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh và cân đối tài khoản năm 2011 – 2013).

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Chi phí nhân viên 1.285 532 - (753) (58,59) (532) (100)

2. Chi phí vật liệu, bao bì 9,88 318 - 308 3.119 (318) (100)

3. Chi phí bằng tiền khác 125 136 121 11 8,80 (15) (11,03)

4. Chi phí không hợp lý 13 126 146 113 869 20 15,87

Tổng chi phí bán hàng 1.433 1.112 267 (321) (22,40) (845) (75,99)

Qua bảng 4.4 và hình 4.4, ta thấy chi phí bán hàng biến động tăng giảm không ổn định qua 3 năm, chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Cụ thể như sau:

Năm 2011, chi phí bán hàng đạt 1.433 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,22% tổng chi phí toàn Công ty. Trong đó, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí nhân viên đạt 1.285 triệu đồng do trong năm 2011 Công ty đã tuyển thêm 4 nhân viên làm việc ở bộ phận bán hàng và do mức lương cơ bản liên tục tăng nên mức chi trả lương cho nhân viên cũng ngày càng tăng, ngoài ra Công ty còn xét nâng lương cho những lao động làm việc lâu năm, năng động sáng tạo có nhiều đóng góp cho Công ty chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm đến đời sống của cán bộ, đồng thời nó cũng là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. Tiếp đến là chi phí bằng tiền khác đạt 125 triệu đồng do trong năm 2011 Công ty đã đi vào hoạt động nên khoảng chi phí này chủ yếu là chi phát sinh ở bộ phận bán hàng như mua tài sản, công cụ dụng cụ, vật liệu, bao bì,… và các khoản chi phí Công ty đã chi ra bằng tiền khác.

Năm 2012, chi phí bán hàng giảm so với năm 2011 là 321 triệu đồng, tỷ lệ giảm 22,40%. Cụ thể ở các khoản mục như sau: Chi phí bằng tiền khác tăng so với năm 2011 là 11 triệu đồng, chi phí nhân viên giảm 753 triệu đồng. Chi phí không hợp lý tăng 869%, đây là các khoản chi phí tiếp khách, đồ dùng phục vụ bán hàng,… do những khoản chi phí này nhỏ và do người bán không xuất hóa đơn, những khoản chi phí này cũng ít phát sinh trong năm và thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí bán hàng. Chi phí vật liệu, bao bì tăng đột biến 308 triệu đồng, tỷ lệ 3.119% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khối lượng vật liệu bao bì tăng lên cộng thêm giá cả vật liệu bao bì trên thị trường tăng. Nên trong năm này chi phí bán hàng chỉ chiếm tỷ trọng 1,87% trên tổng chi phí.

Đến năm 2013, chi phí bán hàng lại giảm mạnh là 75,99% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 1,50% tổng chi phí của Công ty. Chi phí về nhân viên giảm đáng kể, tỷ lệ giảm 100%. Nguyên nhân là do tình hình tài chính của Công ty gặp khó khăn nên Công ty muốn giảm bớt các khoản chi phí không thật sự cần thiết như chi phí nhân viên, chi phí tiếp khách, chi phí điện, nước, chi phí hội nghị, xử phạt nếu nhân viên sử dụng lãng phí điện, nước, điện thoại, không tổ chức hội nghị khách hàng,… kết quả đã tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn. Ngoài ra, chi phí bằng tiền khác giảm 15 triệu đồng, chi phí không hợp lý tăng 20 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15,87% đây là khoản chi phí tiếp khách, đồ dùng trang trí ở bộ phận bán hàng không có hóa đơn chứng từ.

4.4.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 4.5 Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty qua 3 năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ phần Thầu Vân (Trích bảng báo cáo kết quả kinh doanh và cân đối tài khoản năm 2011 – 2013).

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Chi phí nhân viên quản lý 2.303 684 440 (1.619) (70,29) (244) (35,67) 2. Chi phí vật liệu quản lý 2.034 723 0,40 (1.311) (64,45) (723) (99,94)

3. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.451 888 551 (563) (38,80) (337) (37,95)

4. Thuế, Phí và lệ phí 4,00 98 40 94 23,50 (58) (59,18)

5. Chi phí bằng tiền khác 182 953 252 771 4,24 (701) (73,56)

6. Chi phí không hợp lý 73 144 35 71 97 (109) (75,69)

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 6.047 3.490 1.319 (2.557) (42,29) (2.171) (62,21)

Qua bảng 4.5 và hình 4.4 ta thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp không ổn định qua các năm. Cụ thể như sau:

Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 6.047 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,57% trên tổng chi phí. Đây là các khoản chi phí: khoản phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn của Ban Giám Đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao, gần 40% (38,09%) so với tổng chi phí quản lý doanh nghiệp về số tuyệt đối 2.303 triệu đồng, tiếp theo là chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý như văn phòng phẩm là 2.034 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,64% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định 1.451 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là 3 khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2011. Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí bằng tiền khác đạt 182 triệu đồng, và chi phí không hợp lý 73 triệu đồng, thuế, phí và lệ phí 4,00 triệu đồng (đây là khoản chi phí cho nhân viên đi công tác như: lệ phí cầu đường, phà, lệ phí giao thông,…).

Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 5,87% tổng chi phí của Công ty, giảm 42,29% so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống là do Công ty đã cắt giảm các khoản chi phí không thật sự cần thiết như: Chi phí nhân viên quản lý giảm 1.619 triệu đồng, tương đương 70,29% so với năm 2011 do trong năm Công ty đã mạnh dạn giảm đối với những lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, kết quả đã tiết kiệm được khoản chi trả cho cán bộ công nhân viên đáng kể, chi phí vật liệu quản lý cũng giảm 64,45% do trong năm 2012 Công ty không phát sinh các khoản chi cho việc sửa chữa, trang trí văn phòng làm việc. Chi phí khấu hao TSCĐ cũng giảm 563 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân trong năm 2012 Công ty đã giảm một số máy móc, thiết bị cũ phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp như máy photo, máy vi tính,…Chi phí không hợp lý tăng 71 triệu đồng đây là các khoản chi phí tiếp khách, đồ dùng phục vụ bán hàng,… do những khoản chi phí này nhỏ nên người bán không xuất hóa đơn và do Công ty hoạt động không ổn định trong năm này nên các khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ tăng.

Năm 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm thấp nhất trong 3 năm, chiếm tỷ trọng 7,40% trên tổng chi phí của Công ty, giảm 2.171 triệu đồng tương đương 62,21% so với năm 2012. Nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh là do trong năm 2013 Công ty đã giảm chi một khoản chi tương đối lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ

cho một bộ phận quản lý Công ty. Ngoài ra trong năm này Công ty đã cắt giảm 2 nhân viên làm việc ở bộ phận quản lý nên đã làm cho chi phí nhân viên quản lý giảm 244 triệu đồng, tỷ lệ giảm 35,67% so với năm 2012. Đồng thời còn có một khoản giảm đáng kể là chi phí vật liệu quản lý giảm 723 triệu đồng giảm chủ yếu là do trong năm 2013 Công ty đã giảm các khoản sửa chữa, trang trí văn phòng làm việc ở bộ phận quản lý. Chi phí khấu hao TSCĐ cũng giảm 337 triệu đồng, tỷ lệ giảm 37,95% cũng giống năm 2012, năm 2013 Công ty đã giảm một số máy, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp nên chi phí khấu hao TSCĐ qua các năm đều giảm. Chi phí bằng tiền khác cũng giảm 701 triệu đồng, tỷ lệ 73,56%. Thuế, phí và lệ phí cũng giảm 59,18% tuy có giảm nhưng khoản chi phí này không ảnh hưởng đến sự gia tăng của tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Do trong năm 2013 Công ty giảm quy mô hoạt động nên làm cho chi phí trong năm giảm đáng kể, Công ty cần điều chỉnh bộ máy tổ chức gọn nhẹ để tiết kiệm được một phần chi phí quản lý doanh nghiệp cho Công ty. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất thì Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách,

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thầu vân (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)