Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là mộtchỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợinhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Bảng 4.9 Tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh lời của công ty qua 3 năm 2011 đến 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Thầu Vân.(Trích từ bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 - 2013).
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1. Tổng lợi nhuận ròng 16,54 (3.606) (2.481) (3.623) (21.904) 1.125 (31,20)
2. Doanh thu thuần 44.553 26.051 15.339 (18.502) (41,53) (10.712) (41,12)
3. Vốn chủ sở hữu bình quân 50.387 41.965 38.922 (8.422) (16,71) (3.043) (7,25)
4. Tổng tài sản bình quân 147.037 141.784 127.037 (5.253) (3,57) (14.747) (10,40) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
(1/2) 0,04 (13,84) (16,17) (13,88) (34.700) (2,33) 16,84
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
(ROE) (1/3) 0,03 (8,59) (6,37) (8,62) (28.733) 2,22 (25,84)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
4.4.4.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
Qua bảng 4.9 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2011 đạt 0,04%. Nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu mà Công ty thu được từ hoạt động kinh doanh thì chỉ mang lại 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2012 ROS giảm 13,84% và giảm 13,88 đồng so với năm 2011 chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì làm giảm 13,84 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận quá thấp và giảm hơn so với năm 2011, cho thấy chi phí của Công ty quá lớn nên làm cho lợi nhuận giảm và rất thấp. Doanh thu giảm xuống chứng tỏ Công ty tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ít hơn đều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty không tốt do Công ty chưa kiểm soát tốt chi phí hoạt động.
Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ đạt (16,17%). Nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì Công ty lại bị giảm 16,17 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 2,33 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân trong năm 2013 chi phí lãi vay và chi phí quản lý kinh doanh giảm hơn năm 2012 nên làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 1.125 triệu đồng, tỷ lệ 31,20% và doanh thu lại bị giảm 10.712 triệu đồng, tỷ lệ giảm 41,12% vì vậy mà tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp như thế. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm giảm từ 0,04% đến (16,17%). Công ty cần kiểm soát tốt chi phí hơn nữa để đạt được lợi nhuận cao hơn.
4.4.4.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty bỏ ra cho các hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Qua bảng 4.9 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 là 0,03% nói lên cứ 100 đồng vốn đầu tư mà công ty bỏ ra đã đem lại 0,03 đồng lợi nhuận sau thuế.
Đến năm 2012 chỉ tiêu này lại tiếp tục thấp (8,59%), nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu mà công ty đầu tư giảm 8,59 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 8,62 đồng so với năm 2011. Do trong năm nguồn vốn chủ sở hữu Công ty
giảm 8.422 triệu đồng, khi đó lợi nhuận sau thuế giảm 3.623 triệu đồng chính các nhân tố này tác động làm cho ROE giảm.
Sang năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là (6,37%) nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra làm Công ty giảm 6,37 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 2,22 đồng so với năm 2012. Do vốn chủ sở hữu giảm 7,25% và lợi nhuận sau thuế giảm 31,20% nên làm cho ROE tăng 2,22 đồng so với năm 2012.
4.4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh, nó nhấn mạnh lợi nhuận trong quan hệ vốn đầu tư. Nói cách khác, cứ 100 đồng tài sản đầu tư mà công ty sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Qua bảng 4.9 ta thấy:
Năm 2011, tỷ suất này chỉ đạt 0,01% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra sẽ đem lại cho công ty 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2012 thì 100 đồng tài sản của Công ty đã làm giảm 2,54 đồng lợi nhuận sau thuế, tức giảm 2,55 đồng so với năm 2011, do lợi nhuận ròng giảm 3.623 triệu đồng nhưng tổng tài sản lại giảm đến 5.253 triệu đồng do đó dẫn đến kết quả là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản lại giảm đến 2,54%. Tỷ suất này trong năm 2013 đạt (1,95%), nghĩa là cứ 100 đồng tài sản mà Công ty bỏ ra thì làm giảm 1,95 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 0,59 đồng so với năm 2012, do lãi ròng chỉ tăng có 1.125 triệu đồng trong khi đó tổng tài sản lại giảm đến 14.747 triệu đồng, nên ROA lại giảm 1,95%. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm qua 3 năm, điều này cho thấy trong những năm qua do ảnh hưởng của tình hình kinh tế mà việc kinh doanh của ngành vật liệu xây dựng nói chung và Công ty nói riêng không được hiệu quả. Công ty cần có biện pháp kiểm soát tốt hơn nữa tình hình chi phí để tăng lợi nhuận. Nhận xét tình hình thực hiện hoạt động chung của Công ty qua phân tích số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty qua 3 năm không tốt vì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên tổng tài sản và trên nguồn vốn chủ sở hữu đều rất thấp.
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN