3.6.1 Thuận lợi
Từ khi thành lập dựa trên cơ sở văn bản của Nhà nước và môi trường hoạt động là nền kinh tế thị trường đang mở cửa. Công ty đã phát triển mạnh mẽ và ổn định được hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt được những thành quả nhất định một phần dựa vào điều kiện thuận lợi như sau:
- Trụ sở chính hiện đang đóng trong nội thành phố Vĩnh Long rất thuận tiện cho việc buôn bán, trao đổi và giao dịch với khách hàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá tên tuổi công ty đến mọi người.
- Kinh doanh nhiều ngành nghề là thế mạnh nổi bật của công ty với 43 ngành nghề có thể đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.
- Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, tinh thần trách nhiệm cao và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc, thân thiện, nhã nhặn, hết lòng phục vụ khách hàng là thế mạnh đáng quý của công ty.
- Có nhiều khách hàng thân thiết do công ty luôn cố gắng tạo niềm tin và tín nhiệm từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo đầu ra cho hàng hóa và dịch vụ.
- Chất lượng hàng hóa và dịch vụ của công ty tạo ra ngày một hoàn thiện tạo được uy tín ngày càng nâng cao.
- Thường xuyên có sự đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị văn phòng cũng như nơi sản xuất từng bước cải thiện điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty.
- Diện tích của các sân bãi, kho chứa tương đối rộng rãi có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đang được đầu tư và mở rộng.
- Có mối quan hệ đối tác làm ăn khá tốt với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh.
- Công ty thường xuyên tham gia các công tác xã hội, công tác đoàn thể và các hoạt động công ích khác của tỉnh phát động là tấm gương tốt được nhiều khen tặng.
3.6.2 Khó khăn
Công ty kinh doanh chủ yếu là vật liệu xây dựng và bêtông tươi, bêtông thành phẩm nên thường xuyên bị cạnh tranh bởi các đối thủ cùng ngành.
Bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội đầy biến động trong nước và thế giới, vàng tăng giá mạnh, thị trường nhà đất đìu hiu, người dân phải thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu xây sửa nhà cửa cũng giảm, giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng và dự báo vẫn còn tăng trong thời gian tới nên đã tác động không nhỏ đến giá bán của hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng liên tục tăng làm cho chi phí tài chính của Công ty tăng cao đây là những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
- Kinh doanh ngành nghề đa dạng với nhiều cơ sở trãi khắp trên địa bàn tỉnh tạo áp lực trong khâu quản lý.
- Công nhân mới và số lượng công nhân chiếm tỷ lệ cao gây khó khăn cho việc đào tạo tay nghề và quản lý hiệu quả đồng bộ.
- Bị ảnh hưởng tình hình kinh tế xã hội khó khăn trong nước. Những tác nhân này ích nhiều đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Hoạt động marketing của công ty còn yếu tuy bắt đầu đã quan tâm và đầu tư khá nhiều năng lực, đây cũng là một yếu tố khá quan trọng làm tăng đối thủ cạnh tranh hạn chế sự phát triển của công ty trong việc quản bá tiếp thị sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
3.6.3 Phương hướng hoạt động của công ty
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị thương hiệu, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
- Phương hướng đầu tư mở rộng quy mô công ty: Trong thời gian tới công ty sẽ nghiên cứu, mở rộng quy mô công ty cải tiến thiết bị kỹ thuật để doanh thu và lợi nhuận của công ty đạt hiệu quả tốt hơn. Tăng cường thêm vốn kinh doanh.
- Phương hướng điều hành sản xuất: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo các sản phẩm xây lắp được tạo ra đạt được các tiêu chuẩn chất lượng một cách toàn diện.
- Phương hướng nâng cao nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngủ có tay nghề, trình độ, thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên có năng lực, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đầy đủ, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho nhân viên, người lao động.
Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài đó là việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kinh doanh để tạo được uy tín cho công ty, điều này đòi hỏi Công ty phải có sự quyết tâm đầu tư, duy trì và bảo dưỡng thường xuyên không những về cơ sở hạ tầng, mà còn phảiđào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, công nhân lao động nhằm nâng cao taynghề và kiến thức cho cả nhà quản lý và công nhân.
Với những phương hướng phát triển rõ ràng và cụ thể, công ty hoàn toàn có thể đạt được các mục tiêu tăng trưởng cao trong giai đoạn tới góp phần nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế của đất nước.
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẦU VÂN
Công ty Cổ phần Thầu Vân là một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh thu và lợi nhuận của công ty được thực hiện từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và những hoạt động khác. Trong đó doanh thu từ hoạt động bán hàng là hoạt động kinh doanh chính yếu, đem lại lợi nhuận lớn cho công ty chính vì vậy cần đi sâu phân tích hoạt động này để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
4.1 KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẦU VÂN 4.1.1 Hình thức tiêu thụ và thanh toán chủ yếu 4.1.1 Hình thức tiêu thụ và thanh toán chủ yếu
4.1.1.1 Hình thức tiêu thụ
Hiện nay công ty chỉ áp dụng hai hình thức bán hàng là hình thức bán buôn và bán lẻ:
a. Bán buôn
Bán buôn là phương thức bán hàng chủ yếu của công ty vì phương thức này giúp công ty tiêu thụ hàng hoá với số lượng lớn, tránh hiện tượng thất thoát và thu hồi vốn nhanh, ít có hiện tượng ứ đọng vốn hay khách hàng nợ nần dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Bán buôn thường dựa vào chứng từ là hợp đồng kinh tế đã ký hoặc đơn đặt hàng của khách hàng vì theo phương thức này, hoạt động kinh doanh của công ty có cơ sở pháp lý, mặt khác công ty có thể chủ động lập kế hoạch mua và bán hàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh của công ty.
Trong hình thức bán buôn, công ty bán buôn theo hai hình thức: bán buôn qua kho theo hình thức bán hàng trực tiếp và bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng.
Bán buôn qua kho: theo hình thức này, công ty xuất hàng trực tiếp từ kho
giao cho người mua. Người mua cầm hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho do phòng kinh doanh lập để đến kho nhận hàng. Hàng hoá được coi là bán khi người mua đã nhận và ký xác nhận hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.
Bán buôn vận chuyển thẳng: theo phương thức này, phòng kinh doanh sẽ
cử người mang hoá đơn tới người mua hàng đồng thời vận chuyển thẳng hàng hoá đã có hoá đơn GTGT cho người mua. Hàng hoá được coi là bán hàng khi người mua nhận đủ hàng, ký xác nhận trên chứng từ bán hàng của công ty.
b. Bán lẻ
Hiện nay công ty vẫn còn áp dụng hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp thông qua việc bán hàng cho các cá nhân mua nhỏ lẻ vật dụng trong xây dựng. Nhân viên bán hàng thu tiền và trực tiếp giao hàng cho khách hàng. Hằng ngày, thủ kho phải lập báo cáo bán hàng để chuyển về phòng kế toán kèm theo báo cáo quỹ tiền mặt.
4.1.1.2 Hình thức thanh toán
a. Bán hàng thu tiền ngay
Theo phương thức này, hàng hoá của công ty sau khi giao cho khách hàng phải được thanh toán ngay bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản.
b. Bán hàng chưa thu tiền được ngay
Đây là hình thức mua hàng trả tiền sau. Theo hình thức này khi nghiệp vụ bán hàng được khách hàng chấp nhận thanh toán thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ và được ghi nhận doanh thu bán hàng. Để khuyến khích tiêu thụ, công ty cho khách hàng được chậm trả tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định theo khả năng tiêu thụ và thanh toán của khách hàng. Hạn mức nợ được thoả thuận trong hợp đồng kí kết với khách hàng.
4.1.2 Kế toán chi tiết doanh thu hoạt động bán hàng
4.1.2.1 Chứng từ và sổ sách kế toán
a. Chứng từ
Trong quá trình hạch toán, kế toán công ty áp dụng các chứng từ do Bộ Tài chính quy định, thường sử dụng các chứng từ cần dùng sau:
- Đơn đặt hàng - Phiếu xuất kho
- Lệnh giao hàng có đầy đủ thông tin - Hoá đơn GTGT
- Hoá đơn bán hàng thông thường - Hợp đồng mua bán
- Báo cáo sản lượng tiêu thụ - Phiếu thu, phiếu chi
- Bảng thanh toán tiền lương,...
Công ty tiến hành theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ bán hàng trên phần mềm kế toán KT – ACCsev của công ty trách nhiệm hữu hạn tin học Lê Minh. Vì vậy, dữ liệu về các nghiệp vụ bán hàng sẽ được theo dõi trên nhiều sổ thuộc các phân hệ trên phần mềm. Tùy theo yêu cầu quản lý mà các sổ được in ra để phục vụ cho nhà quản lý. Sau đây là các loại sổ Công ty dùng để theo dõi các nghiệp vụ bán hàng phát sinh:
- Sổ chi tiết doanh thu, sổ cái doanh thu - Sổ theo dõi khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ - Sổ đối chiếu công nợ - Nhật ký bán hàng.
4.1.2.2 Lưu đồ và quá trình luân chuyển chứng từ
Sau khi hoàn thành bộ phận kinh doanh lập hóa đơn bán hàng gồm 3 liên:
Liên 1: Lưu tại quyển gốc do bộ phận kinh doanh giữ Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Giao cho bộ phận kế toán ghi sổ
Sau khi nhận được hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho, thủ kho sẽ ghi vào sổ kho theo số lượng hàng bán được đồng thời thủ kho sẽ cầm hóa đơn xuất kho làm thủ tục xuất hàng. Sổ kho do thủ kho mở hàng quý và mở chi tiết cho từng mặt hàng. Thủ kho có nhiệm vụ theo dõi chi tiết hàng hóa nhập xuất tồn và ghi vào sổ kho, sau đó thủ kho mang hóa đơn bán hàng đến cho phòng kế toán. Cuối tháng, thủ kho tính số tồn kho từng loại hàng hóa để đối chiếu với phòng kế toán. Ở phòng kế toán sau khi nhận được hóa đơn bán hàng do thủ kho mang đến, kế toán kiểm tra, phê duyệt, ghi sổ và lập báo cáo bán hàng. Chú thích: - KH: Khách hàng - GĐ: Giám đốc - ĐĐH: Đơn đặt hàng - HĐ: Hợp đồng kinh tế - HĐBH: Hoá đơn bán hàng - NKC: Nhật kí chung
Cuối kỳ HĐBH Bắt đầu ĐĐH KH Giám đốc GĐ xét duyệt và ký ĐĐH đã duyệt Lập HĐ, HĐBH ĐĐH đã duyệt ĐĐH đã duyệt HĐ kinh tế Ghi sổ và xuất kho A ĐĐH đã duyệt HĐBH Ghi sổ Sổ theo dõi xuất hàng ĐĐH đã duyệt ĐĐH đã duyệt HĐBH Sổ NKC Sổ Cái Kết thúc
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán công ty Cổ phần Thầu Vân
Sau khi nghiệm thu công trình
Nhận xét: Hình thức luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, nhờ đó giúp đơn vị thuận lợi trong công tác quản lý, lưu trữ và kiểm tra chứng từ.
4.1.2.3 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng” gồm 4 TK chi tiết: + Tài khoản 5111 - “Doanh thu bán hàng hóa”;
+ Tài khoản 5112 – “Doanh thu bán các thành phẩm”; + Tài khoản 5113 – “Doanh thu cung cấp dịch vụ”; + Tài khoản 5116 – “Doanh thu hoạt động xây lắp”;
- Tài khoản 131 – “Phải thu khách hàng có tài khoản chi tiết”; - Tài khoản 13111 – “Phải thu ngắn hạn của khách hàng”; - Tài khoản 333 – “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”; - Tài khoản 33311 – “Thuế GTGT đầu ra”.
4.1.2.4 Các nghiệp vụ phát sinh
Để hiểu rõ hơn công tác tổ chức kế toán nghiệp vụ tiêu thụ, ta sẽ đi vào một số nghiệp vụ bán hàng cụ thể trong quý 2/2014 để hiểu rõ quá trình ghi sổ của công ty:
Nghiệp vụ 1a: Theo phiếu xuất kho số 001749, ngày 29/04/2014 về việc công ty Cổ phần Thầu Vân xuất bán 2 bóng đèn sân tennis ánh sáng trắng – philip 1000W cho Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển với đơn giá là 1.272.727 đồng, thuế GTGT 10%. Số tiền thanh toán là 2.545.454 đồng. Chưa thanh toán tiền.
Đính kèm phụ lục 01a bao gồm bộ chứng từ: Bảng kê xuất KC từ tiêu thụ
- Xuất bán, báo cáo tiêu thụ theo nhóm hàng, bảng kê xuất hàng, Báo cáo lãi gộp, phiếu xuất kho, phiếu thu, hóa đơn giá trị gia tăng.
Nghiệp vụ 1b: Theo hóa đơn kiêm phiếu xuất kho số 00002 ngày 29/05/2014 về việc công ty Cổ phần Thầu Vân xuất bán 200 bao ximăng Holcim cho công ty TNHH MTV Hoàng An Cửu Long với đơn giá là 70.050,22 đồng/bao, thuế GTGT 10%. Số tiền thanh toán là 14.010.044 đồng. Thanh toán bằng tiền mặt.
Đính kèm phụ lục 01b bao gồm bộ chứng từ: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, Báo cáo tiêu thụ, Báo cáo doanh thu bán hàng, Chi tiết xuất hàng nhóm theo VT/HH, phiếu thu, hóa đơn giá trị gia tăng.
Nghiệp vụ 1c: Theo chứng từ số 00001, ngày 28/06/2014 xuất bán vật tư cho công ty TNHH MTV Hoàng An Cửu Long, với số lượng cát cồn 400 m3, đơn giá 21.000 đồng/m3, bao gồm 10% thuế GTGT. Thanh toán bằng tiền mặt.
Đính kèm phụ lục 01c bao gồm bộ chứng từ: Nhật ký bán hàng, tổng hợp
bán hàng theo khách hàng, phiếu xuất kho, sổ chi tiết doanh thu bán hàng, hóa đơn GTGT.
Quy trình ghi sổ chi tiết theo dõi nghiệp vụ doanh thu bán hàng phát sinh tại Công ty: Khi nhận được đầy đủ chứng từ, kế toán bán hàng tiến hành: lưu
thông tin trên lệnh giao hàng vào bảng theo dõi excel “lệnh giao hàng”; tra phiếu xuất với các thông tin: mã kho xuất, mã hàng hóa (số hợp đồng), số lượng, trọng lượng, đơn giá.
Sau đó, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm: MS quyển Số chứng từ Ngày hạch toán Mã NV/nhóm Họ tên Đơn vị Mã số thuế
Lý do xuất nhập Ngày HĐ Tại kho Mã VT/HH Tên vật tư/hàng hóa Số lượng Đơn giá Định khoản Lưu.
Sau khi kế toán bán hàng nhập liệu vào phần mềm, bộ chứng từ bao gồm: Lệnh giao hàng, hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao hàng hóa,... sẽ dược chuyển sang kế toán thanh toán và thủ kho. Thủ kho nhận được chứng từ thì cập nhật phiếu xuất kho và khớp đúng với biên bản giao nhận, lệnh giao hàng sau đó, chuyển tất cả chứng từ cho kế toán tổng hợp.