Trên cơ sở 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E- Banking với 18 yếu tốđại diện và mô hình nghiên cứu đề xuất như Hình 2.3, có 4 giả thuyết bao gồm H1, H2, H3, H4được đưa ra nhằm làm rõ mối quan hệ giữa việc nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức rủi ro và chi phí sử dụng dịch vụ liên quan đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking của người sử dụng. Cụ thể nội dung các giả thuyết được đưa ra như hình 2.4.
H1: Sự hữu ích của dịch vụ E-Banking có tác động đồng biến đến Sự Chấp nhận dịch vụ E-Banking. H2: Nhận thức dễ sử dụng dịch vụ E-Banking có tác động đồng biến đến Sự Chấp nhận dịch vụ E-Banking. H3: Nhận thức rủi ro của dịch vụ E-Banking có tác động nghịch biến đến Sự chấp nhận dịch vụ E-Banking. H4: Chi phí sử dụng dịch vụ dịch vụ E-Banking hợp lý tác động đồng biến đến Sự chấp nhận dịch vụ E-Banking.
Giả thuyết H1: Sự hữu ích của dịch vụ E-Banking có tác động đồng biến đến sự Chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking. Giả thuyết H2: Nhận thức dễ sử dụng dịch vụ E-Banking có tác động đồng biến đến sự Chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking. Giả thuyết H3: Nhận thức rủi ro của E-Banking có tác động nghịch biến đến Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking.
Giả thuyết H4: Chi phí sử dụng dịch vụ E-Banking hợp lý tác động đồng biến đến Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking.
Hình 2.4 Các giả thuyết nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
H2 + Nhận thức dễ sử dụng của E-Banking
Học sử dụng dễ dàng
Giao dịch đơn giản và dễ hiểu Sử dụng thuần thục dễ dàng Linh hoạt Hoàn thành giao dịch dễ dàng Chấp nhận sử dụng E-Banking H3 - Nhận thức rủi ro của E-Banking Bị gian lận, mất tiền
Không đảm bảo tính riêng tư Không được bồi thường nếu sai sót Tài khoản có thể bị truy cập
Chấp nhận sử dụng E-Banking H4 + Chi phí sử dụng E-Banking Chi phí dịch vụ chấp nhận được Phí hằng năm là hợp lý Tiết kiệm được tiền
Ít tốn kém hơn chi phí giao dịch tại quầy
Chấp nhận sử dụng E-Banking H1 +
Nhận thức sự hữu ích của E-Banking
Giao dịch ngân hàng nhanh hơn Giao dịch ngân hàng dễdàng hơn Hữu ích
Thuận lợi
Chấp nhận sử dụng E-Banking
Tóm lại, Chương 2 đã tổng hợp các nghiên cứu trước cho thấy ý định là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi của mỗi cá nhân. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ý định và hành vi để sử dụng thật sự dịch vụ E-Banking dẫn đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E- Banking của cá nhân. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), đồng thời kết hợp với các yếu tố khác phù hợp với điều kiện Việt Nam và địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Có 4 yếu tốđược hình thành từcơ sở lý thuyết, đó là Nhận thức sự hữu ích của dịch vụ E-Banking, Nhận thức dễ sử dụng của dịch vụ E- Banking, Nhận thức rủi ro, Chi phí sử dụng dịch vụ E-Banking.
Mô hình nghiên cứu có một biến phụ thuộc là Sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E- Banking. Trong 4 giả thuyết được đưa ra, chỉ có giả thuyết về mối quan hệ giữa Nhận thức rủi ro (PR) là nghịch biến với Chấp nhận sử dụng, còn 3 giả thuyết còn lại đều là quan hệ đồng biến.
Chương 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu; khái quát về phân tích yếu tốvà các bước phân tích dữ liệu.