Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 86)

Thứ nhất, nghiên cứu được thực hiện theo phương thức chọn mẫu thuận tiện và kích thước mẫu tương đối nhỏ nên khả năng khái quát hoá còn hạn chế. Do đối tượng khảo sát là những người có hiểu biết về dịch vụ E-Banking nên nghiên cứu chưa đa dạng hóa được đối tượng nghiên cứu, chủ yếu là tập trung vào nhân viên kinh doanh và nhân viên văn phòng, đối tượng là người tiêu dùng tại khu vực nông thôn được khảo sát chiếm tỷ trọng thấp so với quy mô dân số tại tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu tiếp theo

nên chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng sẽ cho khả năng khái quát hoá cao hơn.

Thứ hai, chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng đề tài chỉ tập trung vào 4 nhóm yếu tố là Nhận thức sự hữu ích của dịch vụ E- Banking, Nhận thức dễ dàng sử dụng, Nhận thức rủi ro giao dịch, Chi phí dịch vụ E- Banking. Kết quả mô hình chỉ giải thích được 80,2% biến chấp nhận sử dụng. Ngoài ra, nghiên cứu chưa kiểm định sự khác biệt các đặc điểm nhân khẩu học đối với sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking do đặc điểm của mẫu khảo sát phân bố không đồng nhất giữa các nhóm. Do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là bổ sung thêm một số biến trên cơ sở nghiên cứu thêm một số mô hình của các nghiên cứu trước đây, thiết kế mẫu khảo sát phù hợp hơn.

Thứ ba, phương pháp phân tích dữ liệu còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc tuy nhiên, phép phân tích này không cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modelling) để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến độc lập.

Thứ tư,các thang đo tuy có vận dụng các nghiên cứu trước nhưng được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và chưa được thực nghiệm tại Việt Nam trong lĩnh vực này nên có thể chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu; khi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi có nhiều khác biệt về thái độ của người tiêu dùng, văn hoá tiêu dùng nên các thang đo của nghiên cứu còn nhiều bất cập so với thực tế. Hơn nữa, đây là một nghiên cứu khám phá về lĩnh vực ngân hàng điện tử - một lĩnh vực còn khá mới mẻ với người tiêu dùng Việt Nam nói chung và tại Quảng Ngãi nói riêng cho nên thiếu số liệu thực nghiệm để so sánh và đối chiếu kết quả nghiên cứu. Do vậy, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là hoàn thiện thang đo với quy mô mẫu lớn hơn để có thể thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hệ thống dịch vụngân hàng điện tử ở Việt Nam.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Tiếng Việt

1. Trương Thị Vân Anh (2008), Ứng dụng mô hình chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu Ebanking ở Việt Nam, Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6, Đại Học Đà Nẵng.

2. Bộ công thương (2014), Báo cáo thương mại điện tử trên nền di động Việt Nam 2014, Hà Nội.

3. Hà Nam Khánh Giao, Phạm Thị Ngọc Tú (2010), “Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (18),20-28.

4. Nguyễn Minh Hiền (2006), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. Trần Hoàng Ngân, Ngô Minh Hải (2004), “Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, (169), 12-19.

6. Lê Thị Kim Tuyết (2008), Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking nghiên cứu tại thịtrường Việt Nam, Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6, Đại Học Đà Nẵng.

7. Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011), “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển KH&CN, 14(2),97-105.

8. Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2014), “Mô hình cấu trúc cho sự chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, 281,57- 76.

9. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, tập 1.

10. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, tập 2.

Tiếng Anh

11. Ajzen Icek (1985), “From Intentions to Actions: A Theory of Planned Behavior”, Springer series in social psychology, Berlin, 11-39.

12. Ajzen Icek (1991), “The Theory of Planned Behavior”, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50 179-211.

13. Alagheband Parisa (2006), “Adoption of Electronic Banking Services by Iranian Customers”, Master thesis, Iran.

14. Aliyu A., Younus S., Tasmin R. (2012), “An Exploratory Study on the Adoption of Electronic Banking: Underlying Consumer Behavior and Critical Success Factors: Case of Nigeria”, Business and Management Review, 2 (1) 1-6.

15. Davis F. D. (1989), “Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology”, MIS quarterly, 13 (3) 319-340.

16. Daniel Elizabeth (1999), “Provision of E-Banking in the UK and Republic of Ireland”, International Journal of Bank Marketing, 17 (2) 72–82.

17. Dobdinga Cletus Fonchamnyo (2012), “Customers’ Perception of E-banking Adoption in Cameroon: An Empirical Assessment of an Extended TAM”,

Canadian Center of Science and Education, International Journal of Economics and Finance; Vol. 5, No. 1.

18. Fereshteh Farzianpour, Mahsa Pishdar, Masoumeh Danesh Shakib và Mohammad Reza Seyyed Hashemi Toloun, “Consumers’ perceived risk and its effect on adoption of online banking services”, American Journal of Applied Sciences Vol 11 (1): 47-56, 2014

19. Fonchamnyo C. D. (2013), “Customers’ Perception of E-banking Adoption in Cameroon: An Empirical Assessment of an Extended TAM”, International Journal of Economics and Finance, 5 (1) 166-176.

20. Mauricio S. Feathermana, Paul A. Pavlou (2003), “Predicting e-services adoption: a perceived risk facets perspective”, Int. J. Human-Computer Studies

21. Jaruwachirathanakul B., Fink D. (2005), “Internet Banking Adoption Strategies for a Developing Country: The Case of Thailand”, Internet Research, 15 295- 311.

22. Henny Medyawati, Marieta Christiyanti, Muhammad Yunanto. (2011),”E- banking adoption analysis using technology acceptance model (tam): empirical study of bank customers in bekasi city”, International Conference on Innovation, Management and Service, IPEDR vol.14.

23. Kurnia S., Peng F., Liu Y. (2010), Understanding the Adoption of Electronic Banking in China, Hawai International Conference on System Sciences.

24. Mohammad O. Al-Smadi (2012), “Factors Affecting Adoption of Electronic Banking: An Analysis of the Perspectives of Banks' Customers”, International Journal of Business and Social Science, 3 (17) 294-309.

25. Sherah Kurnia, Fei Peng, Yi Ruo Liu, (2010), “Understanding the Adoption of Electronic Banking in China”, Proceedings of the 43rd Hawaii International Conference on System Sciences.

26. Shafei R., Mirani V. (2011), “Designing a Model for Analyzing the Effect of Risks on Ebanking Adoption by Customers: A Focus on Developing Countries”,

African Journal of Business Management, 5 (16) 6684-6697.

27. Sh. Singh. (2012), “An Empirical Investigation of the Determinants of Users Acceptance of E-Banking in Singapore (A Technology Acceptance Model)”,

Int. J. Manag. Bus. Res., 2 (1), 69- 84.

28. T.C Edwin Cheng, David Y.C. Lam and Andy C.L Yeung (2006), “Adoption of internet banking: an empirical study in Hong Kong”, Journal Decision Support Systems, Volume 42 Issue 3, 1558-1572.

29. Wai – Ching Poon (2008), "Users’ adoption of e-banking services: the Malaysian perspective”, Journal of Business & Industrial Marketing; Vol 23/1, 59-69.

PH LC

Phụ lục 1. Bảng điều tra khảo sát sơ bộ

THƯ NGỎ.

Xin chào Anh/Chị,

Tôi tên là Võ Văn Linh, học viên Cao học Khóa 2 của Đại học Tài chính – Marketing TP. HCM. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng Ngân hàng điện tử tại tỉnh Quảng Ngãi”.

Tôi rất mong sự hỗ trợ của Anh/Chị bằng việc dành khoảng 10 phút trả lời các câu hỏi sau đây. Nội dung trả lời của quý Anh/Chị chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và được trình bày ở dạng thống kê. Các thông tin cá nhân của người trả lời sẽ được giữ bí mật và không tiết lộ ra bên ngoài. Vì vậy, tôi rất mong quý Anh/Chị vui lòng trả lời một cách trung thực, khách quan các câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với lựa chọn của mình nhất nhằm giúp kết quả nghiên cứu phản ánh đúng thực tế. Chân thành cảm ơn Anh/Chị.

MÔ TẢ

Ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt E-Banking) được hiểu là một mô hình ngân hàng cho phép khách hàng truy cập từ xa đến ngân hàng nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính, sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới. E- Banking được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, mạng không dây.

E-Banking bao gồm các loại hình như:

- Internet Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet. - Phone Banking: giao dịch ngân hàng qua mạng điện thoại.

- Mobile Banking: Khách hàng truy cập tài khoản ngân hàng qua tin nhắn (SMS), kết nối Internet (WAP), kết nối tốc độcao được cung cấp bởi bên thứ ba, v.v...

- ATM: giao dịch ngân hàng qua hệ thống máy ATM..

Các tiện ích chính của E-Banking bao gồm: Cung cấp thông tin, Vấn tin, Chuyển khoản, Thanh toán, Đăng ký, Tư vấn và một số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác

Xin Anh/Ch vui lòng tr li các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào câu tr li

1. Anh(chị) đang/có dựđịnh sử dụng dịch vụ E-banking nào?

Phone-banking Internet-banking Mobile-banking ATM Chưa sử dụng

2. Anh (chị) sử dụng dịch vụ E-banking để làm gì?

□ Kiểm tra sốdư

□ Cập nhật thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán

□ Chuyển khoản

□ Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, internet…..)

□ Thanh toán/nhận lương

□ Khác:………

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN SỬ DỤNG E - BANKING:

Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý đối với từng câu nhận định dưới đây bằng cách

khoanh trònX vào ô thể hiện mức độ của mình với các phát biểu dưới đây. Các ô nhận giá trị từ1 đến 7 với quy ước như sau:

Thang đo mức độđồng ý

1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Hơi không đồng ý

4. Phân vân, không biết có đồng ý hay không (trung lập) 5. Hơi đồng ý

6. Đồng ý

7. Rất đồng ý (phát biểu hoàn toàn đúng)

Sau đây là nhận định của một số người đánh giá về S hữu ích của dịch vụ ngân hàng

điện tử, xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ýnhư thế nào về những nhận định:

Khái niệm về nhận thức hữu ích: là mức độ để một người tin rằng sử dụng E-Banking sẽ nâng cao hiệu quả công việc của chính họ

TT Nhận thức hữu ích (PU) Mức độ đồng ý

PU1

Tôi nghĩ rằng việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ cho phép tôi để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng hơn

PU2

Tôi nghĩ rằng việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ làm cho nó dễ dàng hơn cho tôi để thực hiện nhiệm vụ của tôi.

1 2 3 4 5 6 7

PU3

Tôi nghĩ rằng các dịch vụ ngân hàng điện tử là

hữu ích 1 2 3 4 5 6 7

PU4

Nói chung, tôi nghĩ rằng việc sử dụng ngân hàng

điện tử là thuận lợi 1 2 3 4 5 6 7

Sau đây là nhận định của một số người đánh giá về Sự dễ dàng sử dụng của dịch vụ ngân

hàng điện tử, xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý như thế nào về những nhận

định:

Khái niệm về nhận thức dễ dàng sử dụng: là việc khách hàng nghĩ rằng sử dụng hệ thống E-Banking sẽ không cần phải nỗ lực nhiều

TT Nhận thức dễ dàng sử dụng (PEU) Mức độ đồng ý

PEU1

Tôi nghĩ rằng việc học để sử dụng các dịch vụ

ngân hàng điện tử sẽ được dễ dàng 1 2 3 4 5 6 7

PEU2

Tôi cho rằng việc thực hiện giao dịch với E-

Banking là đơn giản và dễ hiểu 1 2 3 4 5 6 7

PEU3

Tôi có thể dễ dàng sử dụng hệ thống E-Banking

một cách thuần thục 1 2 3 4 5 6 7

PEU4

Cảm thấy hệ thống giao dịch E-Banking là linh

hoạt 1 2 3 4 5 6 7

PEU5

Tôi nghĩ rằng dễ dàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử để thực hiện nhiệm giao dịch ngân hàng của tôi.

1 2 3 4 5 6 7

Sau đây là nhận định của một số người đánh giá về Rủi ro giao dịch của dịch vụ ngân

hàng điện tử, xin Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý như thế nào về những nhận

định:

Khái niệm về Rủi ro giao dịch: là việc khách hàng không an tâm thực hiện giao dịch bằng dịch vụ E-Banking do sợ bị gian lận, tổn thất tài chính, sợ bị mất thông tin cá nhân, tài khoản

TT Nhận thức rủi ro giao dịch (PR) Mức độ đồng ý

PR1

Có thể bị gian lận hoặc thất thoát tiền khi sử dụng

PR2

Sử dụng E-Banking có thể không đảm bảo tính

riêng tư. 1 2 3 4 5 6 7

PR3

Khi lỗi giao dịch xảy ra, tôi lo rằng tôi không thể

nhận được bồi thường từ ngân hàng 1 2 3 4 5 6 7

PR4

Tôi sẽ có khả năng mất vị thế trong xã hội của khi tài khoản ngân hàng của tôi phải gánh chịu gian lận hoặc các hacker xâm nhập.

1 2 3 4 5 6 7

PR5

Tôi đang lo lắng để sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử vì người khác có thể truy cập vào tài khoản của tôi

1 2 3 4 5 6 7

TT Phí dịch vụ và chi phí (FC) Mức độ đồng ý

FC1 Phí dịch vụ ngân hàng điện tử là chấp nhận được 1 2 3 4 5 6 7

FC2

Tôi sẽ không chấm dứt dịch vụ ngân hàng điện tử

ngay cả khi ngân hàng thu phí dịch vụ hàng năm 1 2 3 4 5 6 7

FC3

Tôi có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc của tôi

bằng cách sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử 1 2 3 4 5 6 7

FC4

Giao dịch thực hiện bằng ngân hàng điện tử là ít

tốn kém hơn so với giao dịch tại quầy. 1 2 3 4 5 6 7

Chấp nhận E-Banking (EBA) Mức độ đồng ý

EBA1

Tôi có ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến trong

tương lai gần 1 2 3 4 5 6 7

EBA2

Tôi sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử cho nhu

cầu ngân hàng của tôi 1 2 3 4 5 6 7

EBA3

Tôi chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử và sẽ

mạnh dạn đề nghị người khác sử dụng E-Banking 1 2 3 4 5 6 7

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Xin được phép hỏi Anh/Chị một số thông tin cá nhân (điền thông tin/đánh dấu X)

Họvà Tên: ………, điện thoại:

………. Địa chỉthường trú:

………

P1 Anh/Chị vui lòng cho biết độ tuổi của mình

Dưới 25 tuổi 1 Từ 25 tuổi đến dưới 35 tuổi 2

Từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi 3 Từ 45 tuổi trở lên 4

P2 Trình độ học vấn cao nhất của Anh/Chị hiện tại là gì?

Trung học cơ sở và thấp hơn 1 Phổ thông trung học , trung học chuyên nghiệp 2 Cao đẳng 3

Đại học 4

Sau đại học 5

P3 Công việc chuyên môn mà Anh/Chịđã làm trong 6 tháng gần đây?

Nhà quản lý 1 Nhân viên kinh doanh/tiếp thị 2 Nhân viên văn phòng 3 Chuyên viên kỹ thuật 4 Học sinh, sinh viên 5 Công nhân 6 Khác (vui lòng ghi rõ): ……… 7

P4 Thu nhập bình quân hằng tháng của Anh/Chị là khoảng bao nhiêu?

Dưới 2 triệu đồng 1 Từ 2 triệu đến dưới 4 triệu đồng 2 Từ 4 triệu đến dưới 6 triệu đồng 3 Từ 6 triệu đến dưới 9 triệu đồng 4 Trên 9 triệu đồng 5

P5 Ghi nhận giới tính của Anh/Chị ?

Nam 1

Nữ 2

Ý kiến góp ý của anh, chị về nội dung bảng câu hỏi này:

……… ………

Phụ lục 2. Báo cáo nội dung khảo sát sơ bộ

1. Số lượng mẫu và đối tượng khảo sát sơ bộ: 50 đối tượng có hiểu biết về E- Banking tại tỉnh Quảng Ngãi. Tuổi Frequency Percent Valid Dưới 25 3 6,0 25 - 35 17 34,0 35 - 45 19 38,0 > 45 11 22,0

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)