Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 4 (Constant) ,698 ,191 3,655 ,000 PEU ,529 ,031 ,527 17,071 ,000 FC ,201 ,025 ,225 8,057 ,000 PU ,216 ,030 ,198 7,207 ,000 PR -,193 ,043 -,100 -4,440 ,000 a. Biến phụ thuộc: EBA Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng SPSS 16.0 của tác giả
Dựa vào kết quả trên tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định như sau:
Giả thuyết H1: Yếu tố nhận thức hữu ích (PU) có tác động đồng biến đến sự chấp nhận sử dụng E-Banking của khách hàng tại tỉnh Quảng Ngãi. Để có được điều này ta xây dựng cặp giả thuyết sau: H0: β1≤ 0; H1: β1 > 0. Giả thuyết này có t = 7,207 và Sig. = 0,000 < 0,05 (độ tin cậy lựa chọn) nên giả thuyết H1được chấp nhận.
Giả thuyết H2: Yếu tố nhận thức dễ dàng sử dụng (PEU) có tác động đồng biến đến việc chấp nhận E-Banking của khách hàng tại tỉnh Quảng Ngãi. Để có được điều này ta xây dựng cặp giả thuyết sau: H0: β2≤ 0; H2: β2 > 0. Giả thuyết này có t = 17,071 và Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H2được chấp nhận.
Giả thuyết H3: Yếu tố nhận thức rủi ro (PR) có tác động nghịch biến đến việc chấp nhận E-Banking của khách hàng tại tỉnh Quảng Ngãi. Đểcó được điều này ta xây dựng cặp giả thuyết sau: H0: β3 ≥0; H3: β3 < 0. Giả thuyết này có t = - 4,440 và Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H3được chấp nhận.
Giả thuyết H4: Yếu tố Chi phí sử dụng dịch vụ (FC) có tác động đồng biến đến việc chấp nhận E-Banking của khách hàng tại tỉnh Quảng Ngãi. Đểcó được điều này ta xây dựng cặp giả thuyết sau: H0: β4≤ 0; H4: β4 > 0. Giả thuyết này có t = 8,057 và Sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H4được chấp nhận.
Kết luận về mô hình hồi quy tuyến tính bội
Qua phân tích hồi quy bội tuyến tính giữa biến phụ thuộc là sự chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking của người dùng tại tỉnh Quảng Ngãi (EBA) với 4 biến độc lập là nhận thức hữu ích (PU), nhận thức dễ dàng sử dụng (PEU), nhận thức rủi ro (PR) và Chi phí sử dụng dịch vụ (FC) ta thấy 4 biến độc lập này giải thích được khoảng 80,2% sự khác biệt của biến phụ thuộc. Mô hình hồi quy có thể viết như sau:
Yi = 0,698 + 0,216PU + 0,529PEU – 0,193PR + 0,201FC + ei Mô hình hồi quy này có thểđược viết thành như sau:
Sự chấp nhận sử dụng E-Banking của người dùng tại tỉnh Quảng Ngãi = 0,698 + 0,216* Nhận thức hữu ích + 0,529* Nhận thức dễ dàng sử dụng – 0,193* Nhận thức rủi ro + 0,201* Chi phí sử dụng dịch vụ + Các yếu tố khác.