Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31)

Trên cơ sở mô hình TAM nguyên thủy của David năm 1989, tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ E- Banking tại thịtrường Việt Nam như:

- Tác giả Lê Văn Huy, Trương Thị Vân Anh với nghiên cứu mô hình chấp nhận E-Banking tại Việt Nam 2008. Với nghiên cứu này, trên cơ sở mô hình TAM nguyên thủy, tác giảđã đưa thêm 4 biến mới vào mô hình đó là: rủi ro cảm nhận, sự tự nguyện, sự tự chủ có điều kiện, sự thuận tiện. Kết quả nghiên cứu là sự dễ sử dụng và hữu ích cảm nhận tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng E-Banking.

- Nghiên cứu của Lê Thị Kim Tuyến – khoa kinh tếĐại Học Đông Á năm 2011 về động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng tại thành phố Đà Nẵng cho kết quả là biến hữu ích và biến linh động trong việc sử dụng tác động mạnh nhất đến quyết sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Ngoài ra, Từ các điều kiện thực tế tại Việt Nam vềngân hàng điện tử, đồng thời dựa vào cơ sở lí thuyết của các mô hình TRA (Fishbein & Ajzen, 1975; 1980), TPB (Ajzen, 1985; 1991; 2002), TAM (Davis & cộng sự, 1989; 1993), TAM 2 (Venkatesh & Davis, 2000), IDT (Rogers, 1995), UTAUT (Venkatesh & cộng sự, 2003) và các nghiên cứu liên quan, hai tác giả Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi đã đề xuất Mô hình cấu trúc cho sự chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam vào năm 2014. Trong nghiên cứu này, tham chiếu theo các mô hình lí thuyết liên quan và trên cơ sở nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2011) các tác giả đề xuất lại mô hình chấp nhận và sử dụng E-Banking ở Việt Nam, các mối quan hệ trong mô hình được phân tích bằng kĩ thuật mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM (Structural Equation Modeling). Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) chỉ ra các yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, khảnăng tương thích, hiệu quảmong đợi, hình ảnh ngân hàng và rủi ro trong giao dịch có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và có tác động đến sự chấp nhận E- Banking; yếu tố nhận thức dễ dàng sử dụng và yếu tố sự chấp nhận E-Banking có tác động đến việc sử dụng E-Banking. Theo kết quả nghiên cứu này, yếu tố nhận thức dễ

dàng sử dụng có tác động nhiều nhất đến việc sử dụng E-Banking, mặc dù yếu tố này phụ thuộc nhiều vào công nghệ và năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, thì yếu tố rủi ro trong giao dịch trực tuyến là nguyên nhân khiến khách hàng cân nhắc nên chấp nhận sử dụng E-Banking hay không.

Như vậy, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng E-Banking nhưng chưa có nghiên cứu nào của các tác giả nước ngoài về vấn đề này tại thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam, đã có vài nghiên cứu liên quan tới đềtài này như nghiên cứu của Trương Thị Vân Anh & Lê Văn Huy (2008) áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ cho sự chấp nhận E-Banking, nghiên cứu của Lê Thị Kim Tuyến (2011). Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉmới tham chiếu theo mô hình TAM thuần túy. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi (2014) đã đề xuất mô hình E-BAM để nghiên cứu các yếu tốtác động đến sự chấp nhận và sử dụng E-Banking ở Việt Nam trên cơ sở tích hợp của các mô hình lí thuyết khác nhau như TRA, TPB, TAM, TAM 2, IDT và UTAUT, đồng thời kết quả nghiên cứu được phân tích từ mẫu khảo sát trên phạm vi toàn quốc chứ không thực hiện riêng tại tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)