Mô hình TAM có điều chỉnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 32)

Mặc dù mô hình TAM được David giới thiệu đầu tiên vào năm 1986 nhưng nó vẫn được sử dụng rộng rãi đến nay (Jearaj et al, 2006). Mô hình này được dựa trên giả định là sự chấp nhận hệ thống thông tin thì được quyết định bởi ý định sử dụng hệ thống. Ý định sử dụng hệ thống này ảnh hưởng bởi thái độ của cá nhân đối với việc sử dụng hệ thống thông tin và thái độ này chịu ảnh hưởng bởi nhận thức hữu ích và dễ sử dụng. David cho rằng việc sử dụng một hệ thống thông tin thì được quyết định trực tiếp

bởi hành vi dựđịnh sử dụng nó, hành vi này chịu ảnh hưởng bởi thái độngười sử dụng hướng tới sử dụng hệ thống và nhận thức hữu ích của hệ thống. Thái độ và nhận thức hữu ích cũng chịu ảnh hưởng bởi nhận thức dễ dàng sử dụng. Theo TAM, nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng lớn hơn của một hệ thống thông tin sẽ tác động đến thái độ tích cực đối với hệ thống này. Thái độ, đến lượt nó tác động đến ý định tốt hơn để sử dụng hệ thống, chính nó tác động tích cực đến việc sử dụng thật sự hệ thống.

Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm sau khi mô hình TAM đầu tiên được công bố, cấu trúc “Thái độ” đã được loại bỏ ra khỏi mô hình TAM nguyên thủy vì nó không làm trung gian đầy đủ cho sự tác động của Nhận thức sự hữu ích lên ý định hành vi (Venkatesh, 1999, trích trong Jyoti D.M., 2009, tr. 393). Đồng thời, trong nghiên cứu về ý định sử dụng một hệ thống mới, Davis, Bagozzi và Warshaw (1989, trích trong Chutter, M.Y, 2007, tr. 10) đã chứng minh rằng PU và PEU có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy PEU có ảnh hưởng đến PU tương tự mô hình TAM. Trên cơ sởđó, nghiên cứu chỉ xem xét tác động trực tiếp của PU và PEU lên ý định hành vi (chấp nhận và sử dụng thật sự) mà không xem xét tác động của PEU đến PU.

Từ các phân tích trên có thể chỉ ra rằng cần thiết kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các biến nhận thức hữu ích và nhận thức dễ dàng sử dụng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ E-Banking tại Quảng Ngãi. Mô hình TAM điều chỉnh dựa trên mô hình TAM gốc bằng cách kết hợp chặt chẽ cả hai biến Ý định hành vi hướng tới E-Banking và chấp nhận sử dụng E-Banking thật sự, được đề xuất và trình bày ở Hình 2.2.

Hình 2.2 Mô hình TAM của nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả Nhận thức sự hữu ích Nhận thức tính dễ sử dụng Chấp nhận sử dụng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)