Mô hình TAM có thể giải thích sự thành công hay thất bại của sự chấp nhận công nghệ mới. David đã thiết lập mối quan hệ giữa nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng, thái độ và hành vi thật sự trong sử dụng công nghệ máy tính. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chỉ sử dụng mô hình này thì sẽ không hiệu quả trong việc giải thích quyết định của người sử dụng trong việc chấp nhận một công nghệ mới. Hơn nữa, nếu chỉ sử dụng mô hình TAM thì sẽ không chính xác hoàn toàn trong việc đánh giá sự chấp nhận công nghệ đối với từng vùng miền khác nhau. Do đó, các nhà nghiên cứu dùng mô hình TAM làm cơ sở, từđó mở rộng mô hình bằng cách thêm vào một số biến khác dựa vào bản chất của công nghệ muốn khảo sát.
Nhiều nghiên cứu cũng đã đề xuất đưa thêm một số biến độc lập vào mô hình TAM như là cách thức để cải thiện khả năng phỏng đoán (Muniruddeen, 2007; David et al., 1989, David, 1993). Trong thực tế, Muniruddeen (2007) đã sử dụng TAM mở rộng để kiểm nghiệm yếu tố nhận thức an toàn và bảo mật của người tiêu dùng cá nhân đối với internet banking tại Malaysia. Siu-Cheung và Ming-te (2004) cũng đã mở rộng mô hình TAM với yếu tố Chuẩn chủ quan và lý thuyết Nhận thức xã hội của Bandura (1992) để giải thích ý định sử dụng internet ở Hồng Kông. Jahaghia và Begum (2008) cũng sử dụng mô hình TAM mở rộng với yếu tố thái độ được xác định bởi TRA để quyết định chấp nhận E-Banking của người tiêu dùng.
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng mô hình TAM làm cơ sở và thêm vào một số biến mà tác giả tin rằng có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sử dụng dịch vụ E-Banking tại Quảng Ngãi. Mục tiêu của mô hình là tập trung vào những yếu tố đặc trưng của môi trường Việt Nam nói chung và đặc thù tỉnh Quảng Ngãi có thể tác động đến nghiên cứu này, ví dụnhư yếu tố nhận thức rủi ro trong giao dịch, Chi phí sử dụng dịch vụ.