Giúp học sinh tiếp nhận đặc điểm ngôn ngữ thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc hiểu thơ trữ tình tố hữu trong nhà trường THPT (Trang 58)

Như chúng ta đã biết, tác phấm văn học vốn là một kiến trúc nghệ thuật tinh vi bởi nó có khả năng phản ánh đời sống hết sức phong phú và phức tạp. Ngôn ngữ chất liệu của tác phấm là một dạng chất liệu đặc biệt có khả năng diễn tả một cách chính xác, sinh động và tinh tế những cung bậc tình cảm, các tình huống đời sống và có sức tác động truyền cảm mãnh liệt đối với con người.

Trong dạy học, người học không chỉ có vốn sống, vốn văn hóa nhất định mà còn phải có một năng lực ngôn ngữ hay nói cách khác là có khả năng giải mã “ngôn ngữ nghệ thuật, khả năng tiếp nhận, cắt nghĩa, phân tích bình luận các giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học”. Người giáo viên phải cung cấp cho học sinh những năng lực này đồng thời phải kích thích quá trình tìm tòi sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, việc “đập vỡ”, “khám phá”, “suy xẻt” lớp ngôn ngữ của tác phẩm trữ tình phải dựa trên các đặc trưng của thể loại. Chúng ta không thể dạy một tác phẩm trữ tình mà lại đi quá sâu vào ngôn ngữ nhân vật, cũng như vậy chúng ta không thế nào phân tích một tác phấm trữ tình dân gian hay trữ tình trung đại giống như một tác phẩm trữ tình hiện đại.

Dạy bài “Từ ấy” giúp các em tìm hiểu hệ thống ngôn ngữ trữ tình xây dựng qua việc sử dụng các động từ: “bừng”, “chói”, “buộc”, “trang trải”; hình

ảnh tu từ ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lý”; điệp từ; lặp lại cấu trúc; dấu ba chấm cuối dòng...để thấy được niềm vui say mê của Tố Hữu với lý tưởng cách mạng.

Dạy đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu ta thấy nhà thơ sử dụng là lời ăn tiếng nói của nhân vật rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động đế tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, nhạc điệu. Đặc biệt thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian.

“Mình về mình có nhớ ta ” “Mình về, có nhớ chiến khu ” “N hớsao lớp học ỉ tờ ”

“Nhớ sao ngày tháng cơ quan ” “Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều ”.

Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe tha thiết, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới kỷ niệm và tình nghĩa thủy chung.

Tóm lại, dạy bất cứ một văn bản trữ tình nào cũng không thể bỏ qua việc khai thác ngôn ngữ, nhất là trữ tình hiện đại. Tìm hiểu ngôn ngữ giúp cho các em cảm nhận sâu sắc tác phẩm mình học.

2.4.3. Thông qua đọc đánh giá - ứng dụng, GV giúp HS tiếp nhận tư tưởng nghệ thuật ciỉa bài thơ.

Dạy bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, giáo viên còn phải cho học sinh thấy được đây là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng đồng thời nó cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu trong giai đoạn đầu.

Thông qua bài thơ này giáo viên còn giúp học sinh cảm nhận được đây là “bản quyết tâm thư” của người chiến sỹ trẻ tuổi yêu nước giác ngộ lý tưởng cách mạng. “Từ ấy” là tuyên ngôn cho tập thơ cùng tên nói riêng và toàn bộ tác phàm của thơ Tố Hữu nói chung.

Dạy bài thơ “Việt Bắc”, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy được “Việt Bắc” tiêu biếu cho giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. Bài thơ là sự phản ánh cả một thời kì lịch sử vĩ đại, nó là bài ca hùng tráng về thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là bài thơ tiêu biếu cho lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng kính Đảng, lãnh tụ, lòng yêu quê hương cách mạng giữa miền xuôi và miền ngược, giữa cán bộ kháng chiến và nhân dân kháng chiến, giữa “mình” và “ta”.

CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN TH ựC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc hiểu thơ trữ tình tố hữu trong nhà trường THPT (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)