Một nét đặc sắc của thơ Tỗ Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Nói như Xuân Diệu: “Đọc thơ Tố Hữu, người ta cảm thấy một dấu hiệu riêng như nét mặt của những bài thơ, làm cho thơ Tố Hữu không trộn lẫn được với người khác, cảm thấy một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy câu thơ nhiều khi thành một thứ “thi tại ngôn ngoại” của Tố Hữu. Cái nốt nhạc đặc biệt đó theo ý tôi là lòng thương mến” (Lịch sử văn học Việt Nam - Tr.244 ).
Giọng điệu tâm tình của thơ Tố Hữu bị chi phối bởi chính quan niệm của tác giả về thơ. Ông cho rằng: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Chính vì vậy trong thơ Tố Hữu, mọi phương diện của đời sống cách mạng từ lý tưởng, lẽ sống đến mối quan hệ của con người đều trở thành tình thương mến, thành ân nghĩa sâu nặng thủy chung, son sắc, thành sự gắn bó giữa những con người cùng giai cấp, cùng lí tưởng và chính cái gọi là tình thương mến ấy đã tạo cho thơ ông một chất giọng riêng.
Tố Hữu là nhà thơ của thời đại. Vì thế thơ Tố Hữu không thể thiếu giọng anh hùng ca của thời đại:
“Sông vì cách mạng anh em ta
Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”
(Trăng trối)
Nhưng ngay cả những bài thơ vang dội giọng anh hùng ca vẫn đậm đà giọng trữ tình tha thiết.
“Đây là tiếng hời bạn đời yêu dấu Của một người bạn nhỏ trước khi đi Đây là lời trăng troi đế chia ly Hãy đón nỏ, bạn đời ơi, đón nó ỉ ”
Tố Hũii đã sử dụng nhiều từ có tác dụng gợi tả âm thanh trong tự nhiên:
“Hà Nội rì rầm... Còi thố ga
Một chuyến tàu chuyến bánh đi xa
Tiếng xinh xịch chạy dọc đường Nam Bộ... Ôi đâu phải con tàu ỉ Trái tỉm ta đó
Tiếng đập thình thịch muốn võ' làm đôi. ”
Những từ tượng thanh “rì rầm”, “thình thịch” đã tạo nên cho câu thơ Tố Hữu những âm thanh hoặc xa vắng hoặc rộn rã huyên náo.
Tố Hữu còn dùng nhiều từ có âm thanh gợi tả hình dáng, tức là từ tượng hình, phần lớn là từ láy.
“Bàn tay khô lẩy bấy Kẻo mũi vạt tre vàng
Theo điệu buồn run ray Trên làn môi khô khan ”
(Chiều)
Thơ Tỗ Hữu rất uyển chuyển, hài hòa và giàu tính nhạc. Trong việc tạo nên những đặc điểm đó, vẫn có vai trò rất quan trọng. Vì “vẫn là một lợi khí rất đắc lực cho sự chuyền cảm” (Hà Minh Đức). Nói như chính tác giả thì “mỗi vần thơ phải như một ngón tay cái nhấn mạnh toàn thân”.
Viết về thể thơ nào, kể cả thơ tự do Tố Hữu cũng quan tâm đến vần. Có đoạn thơ gồm 4 dòng mà nhà thơ đã đặt tám từ có vần.
“Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương Ôi đâu phải qua đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bong choc hóa thiên đường ”.
(Mùa thu tới)
Có trường họp Tố Hữu gieo vần ngay trong một dòng thơ, vần lưng. Cách gieo vần này có tác dụng làm tăng chất nhạc đồng thời có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của từ.
“Em ơi Ba lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương, sương trang, nang tràn ”
(Em ơ i... Ba lan...)
Nói đến thơ người ta hay nói đến vần nhưng mặt then chốt trong nhạc điệu của thơ chính là nhịp điệu. “Thơ có thể thiếu vần nhưng thiếu nhịp điệu thì thơ không còn là thơ nữa”.
Nhịp thơ Tố Hữu rất tinh tế:
“Em là con gái Вас Giang Rét thì mặc rét /nước làng em lo
Nhà em phơi lúa chưa khô Ngô chửa vào lò/sắn thải chưa xong
Nhà em con bế con bồng
Em vẫn theo chồng/ đi phá đường quan ”
(Phá đường)
Nhịp 4/4 góp phần thể hiện không khí khẩn trương của việc đi phá đường và tinh thần dứt khoát gác công việc nhà lại để đi làm việc công của người phụ nữ Bắc Giang.
“Con ơi con ngủ cho ngoan Sang canh trăng lặn buoi tan mẹ về ”
(Phá đường)
Từ nhịp 4/4 tác giả chuyến nhịp 2/2 thế hiện điệu ru con đầm ấm nặng tình của người mẹ.
Bên cạnh nhịp điệu, Tố Hữu còn rất điêu luyện trong việc phối thanh. Khi cần thể hiện một không khí sôi nối, mạnh mẽ, căng thẳng, khấn trương, Tố Hữu thường vận dụng những thanh trắc:
“Dáng một trận dập đẩu quỷ dữ Sảng ngàn năm lịch sử Điện Biên ”
Tố Hữu đã chọn được những từ giàu ý nghĩa, giàu âm thanh đặt vào những vị trí nối bật.
“Cho tôi hôn đôi bàn chân em lạnh ngắt Cho tôi nâng bàn tay em nam chặt ”
(Người con gái Việt Nam)
Những từ “ hôn”, “nâng”, và nhóm từ “lạnh ngắt”, “nắm chặt” nối bật lên cả về ý nghĩa lẫn âm thanh.
Bên cạnh nhịp mô phỏng, nhịp điệu trùng điệp cũng là một đặc điểm của thơ Tố Hữu, tác giả vận dụng phép trùng điệp nhịp điệu:
“Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sô n g ”
(Ta đi tới)
Nhạc thơ của Tố Hữu chính là nhạc điệu của cuộc đời, là nhạc điệu tràn ra từ trái tim nóng bỏng, nảy lên từ một tâm hồn ngời sáng trong trẻo rất dễ rung động. Sự phong phú đa dạng hồn nhiên của nhạc thơ Tố Hữu đã phản ánh sự phong phú đa dạng hồn nhiên trong tâm hồn thơ Tố Hữu.
Tố Hữu là nhà thơ rất am hiếu ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quần chúng, rất am hiểu thơ ca dân gian và thơ ca cổ điển. Qua sáng tác của Tố Hữu, chúng ta có thế tìm thấy nhiều mặt, Tố Hữu đã tiếp thu thành quả ca dao dân ca, văn thơ cổ điển và hiện đại. Đây là đặc điểm thứ ba và cũng là đặc điểm hết sức quan trọng của thơ trữ tình Tố Hữu.