2.3.1.1. Đọc thông.
Là đọc thô, rõ ràng, mạch lạc, đúng chính âm, chính tả, đọc đúng ký hiệu ngôn ngữ trong văn bản.
Văn bản trong sách Ngữ văn là văn bản viết được tạo thành bởi các ký hiệu, chuyển các ký hiệu sang tín hiệu nhằm khôi phục lớp vỏ âm thanh ngôn ngữ của văn bản.
Văn bản viết được độc giả tiếp nhận trước tiên bằng thị giác. Khi đọc lên khôi phục lớp vỏ âm thanh ngôn ngữ, người đọc hình dung ra “lóp hình” (ảnh) của văn bản trong tác phẩm.
Mục đích của việc đọc thông là có cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản để có cảm nhận ban đầu về tác phẩm. Nó như là một việc làm mang tính khởi động nhằm tạo ra một tâm thế phù họp cho toàn bộ quá trình khám phá văn bản, đế đi vào thế giới mà văn bản ấy tạo ra. Đây là bước khởi đầu nhưng rất quan trọng mặc dù nó chỉ đem đến cho người đọc những hiếu biết trực cảm (cảm nhận trực tiếp). Đó là những cảm nhận ban đầu vô cùng quan trọng.
2.3.1.2 Đọc thuộc.
Là thoát li văn bản mà vẫn nắm được nội dung, vẫn biết được hình thức tổ chức văn bản.
Văn bản trong sách Ngữ văn thuộc nhiều thể loại, yêu cầu của mỗi thể loại cho việc đọc thuộc là khác nhau.
Với các văn bản văn xuôi đọc thuộc không có nghĩa là thuộc lòng. Đọc thuộc có nghĩa là người đọc có khả năng tóm tắt được tác phẩm ấy, nhớ được các chi tiết, các nội dung chủ yếu của văn bản.
Còn các văn bản thơ, đọc thuộc được hiếu là thuộc lòng, đọc lại văn bản ấy mà không cần văn bản trước mặt. Nhưng không phải văn bản thơ nào cũng có thể học thuộc vì có những văn bản có những quy mô và độ dài đến hàng ngàn câu thì việc đọc thuộc văn bản kiểu này là thuộc một số đoạn tiêu biểu nắm được nội dung của toàn bộ văn bản.