Thể loại trữ tình gồm 3 đặc trưng cơ bản: nội dung trữ tình, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ trữ tình. Đây là cơ sở lý luận, là lý thuyết chung đế soi chiếu vào các tác phẩm trữ tình. Căn cứ vào những đặc trưng thể loại nói chung được các nhà lí luận đúc kết, thế loại trữ tình Việt Nam hiện đại cũng mang đặc trưng của thế loại trữ tình nói chung. Bởi vì cùng một phương thức phản ánh và biểu hiện thì dù có ở thời đại nào, cảm xúc và nhu cầu thể hiện của con người cũng có. Tất nhiên, sự bộc lộ diễn tả nó ra là không giống nhau.
Sự xuất hiện của thế loại là không đồng thời và không đồng nhất ở các thời kì văn học. Dù cùng là thế loại trữ tình nhưng trữ tình ở thời kì hiện đại mang những đặc điểm riêng, khác biệt với trữ tình ở thời kì trung đại. Chính những đặc điếm riêng này làm nên giá trị độc đáo, diện mạo văn học một thời. Nhưng cũng chính nó gây cho ta những khó khăn trong việc tiếp nhận và giảng dạy. Bởi bất kì một tác phấm nào khi tiếp nhận cũng bị chi phối bởi khoảng cách (không gian, thời gian, tâm lý, thời đại, ngôn ngữ, ...) tác phấm nào càng xa lạ chúng ta, càng uyên bác khúc triết thì càng khó hiểu. Mỗi tác phẩm gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nó phản ánh tinh thần thời đại, ước mơ, hoài vọng, tình cảm của con người thời đại họ sống, dưới một hình thức phù hợp.
Có thế nói, thơ ca hiện đại Việt Nam phát triến khá nhanh chóng, mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ. Trong đó đáng nói nhất là thơ trữ tình. Tác phẩm trữ tình không chỉ có thơ nhưng thơ là đại diện tiêu biếu và nó có đầy đủ các đặc trưng của thể loại.