Ngôn ngữ giữa một vị trí quan trọng trong thơ ca. Đó là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng kì diệu lại vừa là tiếng nói của con tim đang rung động. Tất cả những điều đó cho thấy vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc truyền tải nội dung trữ tình cũng như tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ quyết định đến chất lượng tác phấm, tài năng của người nghệ sĩ.
Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm tự sự và kịch đều mang tính hình tượng, gợi cảm và hàm súc. Thơ trữ tình còn được dệt nên bằng ngôn ngữ bão hòa cảm xúc, giàu nhạc tính và ngôn ngữ thanh điệu. Tuy nhiên ở mỗi thời kì khác nhau nó lại mang đặc điếm riêng.
Ngôn ngữ trong thơ trữ tình thời trung đại sử dụng rộng rãi từ Hán Việt. Đặc trưng ngôn ngữ trung đại là uyên bác, sùng cố nên từ ngữ trong thơ thường đỏi hỏi sự trau chuốt và sự cách điệu hóa cao. Đó là những từ mang tính mẫu mực điến hình đã được sử dụng rất nhiều lần và trở thành những quy ước chung của một dòng văn học. Khi tả người con gái đẹp phải là “Làn thu thủy nét xuân sơn”, là “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” và khi tả người dũng tướng phải là : “Râu hùm hàm én mày ngài”, là “Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”.
Thơ hiện đại Viêt Nam cùng với sự phát triển của nó đã đánh dấu một bước ngoặt mới lớn lao trong việc dân chủ hóa và thấm mĩ hóa lời thơ theo những hướng, những biện pháp nghệ thuật mới mẻ. Nó đã Việt hóa ngôn ngữ dân tộc, đưa tiếng Việt của ta lên những tầm cao mới. Nghiên cứu về thơ hiện đại, GS - TS Trần Đình Sử đã khẳng định rằng: Thơ hiện đại “đã căn bản cải tạo lại thơ trữ tình tiếng Việt từ câu điệu ngâm sang câu điệu nói”, “đã chuyến
tâm thế sáng tạo từ ý hình sang lời giọng điệu” mà cụ thể là việc kéo dài lời thơ về gần lời ăn tiếng nói hàng ngày, ở việc đưa vào lời thơ những khấu ngữ, những từ nôm na. Thơ hiện đại vì thế hầu như vắng bóng từ Hán Việt.
Thoát thai những ước lệ của ngôn ngữ thơ trung đại, ngôn ngữ thơ hiện đại trở nên linh hoạt vô cùng. Bởi thế thơ hiện đại sử dụng hàng loạt những danh từ, hư từ, tính từ giàu sắc thái, động từ mạnh và đặc biệt là các biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...
a) Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc.
Ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc tức là chiều hướng cảm xúc được biếu đạt tới mức triệt để nhất, tột cùng nhất. Trạng thái này sẽ tác động vào người đọc, tạo cho người đọc nhiều cảm xúc.
Đe diễn tả cảm xúc dâng trào, ngập tràn lên tới cực điếm của hồn mình, nhà thơ thường dùng những động từ, tính từ, phụ từ chỉ mức độ (Ví dụ: chín mõm mõm, xanh ngắt...) và người ta thường gọi đó là “thi nhãn” để mê hoặc lòng người, cuốn người đọc vào cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. Lời thơ thường khác thường để đưa người đọc vào những bí ẩn thâm thúy.
Ngôn ngữ thơ được chọn lọc trau truốt, được gọt rũa một cách cấn thận, qua đó lắng đọng cảm xúc, tâm tư tình cảm của nhà thơ một cách chặt chẽ, sâu sắc nhất.
Như vậy có thế khắng định: Thơ là một hình thái nghệ thuật đặc biệt, thơ có tác dụng truyền cảm riêng. Thơ có thể diễn tả những điều hết sức lắng đọng, kết tinh mà nhiều khi các loại văn khác không có được.
b) Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh.
Đe diễn tả cảm xúc và các trạng thái của tâm trạng, nó vốn vô hình vô ảnh, nó có thể kích thích trí tưởng tượng của bạn đọc hình dung ra những điều kì diệu trong tâm hồn con người. Chẳng hạn trong đoạn thơ sau:
Heo hút cồn mầy súng ngửa trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pa Luông mưa xa khơ i”
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Chỉ với bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng để diễn tả rất đạt sự hiếm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng Tây Bắc - địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.
Trong các thế loại văn học thì ngôn ngữ thơ có sức hàm chứa nhiều hình ảnh hon cả. Gần như trong bất cứ bài thơ nào, hình ảnh cũng được khắc hoạ.
Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi. Không chỉ gọi tên, định hình những cái mơ hồ nhất của tồn tại con người mà còn có khả năng gợi nhiều chiều hướng cảm nhận khác nhau. Ưu thế của thơ là nói được những điều hết sức lặng đọng, kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được. Chẳng hạn hai câu thơ dưới đây của Nguyễn Đình Thi:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều ”
(Đất nước).
Những câu thơ trên đây nếu diễn đạt bằng văn xuôi thì rất dài dòng, lời văn dàn chải. Bằng nghệ thuật nhân hóa tác giả không những diễn tả được tình cảm đau thương, tinh thần anh dũng của đồng bào mà còn thể hiện được tình cảm sâu sắc của nhà thơ.
Trong thơ ca đặc biệt chú ý đến tính hàm súc, ngắn gọn “ý tại ngôn ngoại” nên tác giả đã sáng tạo ra những hình ảnh đa nghĩa, giàu sức gợi, nói lên được nhiều ý nghĩa trong một lượng ngôn ngữ ít nhất. Trong bài “Bánh trôi nước, hình ảnh chiếc bánh trôi vừa là hình ảnh thật vừa là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp toàn vẹn, song lại có một số phận nổi lênh, bèo bọt. Nhũng hình ảnh được thi sĩ lựa chọn luôn là những hình ảnh đa diện, nhiều
chiều, không đơn giản như ý nghĩa tự thân của nó mà luôn bao hàm một sức chứa lớn lao, thú vị. Hình ảnh cành củi khô, cánh bèo trôi dạt, nối lênh trong “Tràng Giang” của Huy Cận là những ấn dụ của những kiếp người cô đơn nhỏ bé đang trôi dạt giữa dòng đời.
c) Ngôn ngữ giàu nhạc tính
Tính nhạc trong thơ được tạo nên bởi các yếu tố: thanh, vần, luật ,tiết tấu, lời thơ.
Ngôn ngữ thơ vừa lắng đọng vừa ngân vang. Nói khác đi, ngôn ngữ thơ vừa có hình vừa có nhạc. Chẳng hạn trong bài “Em ơ i...Ba Lan..
“ Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dưng sương trang nang tràn Anh đi nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm một giọng đàn
Nhịp điệu là một đặc điểm rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thế nói hết. Nhịp điệu là một trong những yếu tố tạo nên tính nhạc cho câu thơ
Nhạc tính trong thơ được biếu hiện: sự cân đối, sự trầm bống, sự trùng điệp.
*) Sư cân đối:
Sự cân đối chính là sự tương xứng hài hòa giữa các câu thơ, dòng thơ
“Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mẩy nhà ”
(Qua đèo ngang -Bà Huyện Thanh Quan) Trong thơ cổ điển, thơ Đường đặc biệt chú ý đến sự tương xứng hài hòa này và là một yêu cầu không thể thiếu. Trong thơ hiện đại phóng khoáng hơn, không theo một khuôn phép nào song sự tương xứng hài hòa giữa các vế thơ,
dòng thơ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của thi sĩ.
Một bài thơ hay, gây xúc động thực sự trong lòng người không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn ở sự cân đối hài hòa ở hình thức ngôn ngữ
*) Sư tram bons:
Trầm bống là sự thay đối những âm thanh cao thấp khác nhau giữa các thanh bằng và thanh trắc, và cũng do sự phối hợp giữa các đơn vị ngữ âm tùy theo cách đế tạo nên nhịp.
Âm thanh của chữ nghĩa không thể nói hết. Bằng việc phối hợp âm thanh và sử dụng những từ ngữ độc đáo với vần điệu hợp lý, thơ đã thể hiện được những điều mà ý nghĩa của câu chữ không thế hiện hết
“Tỏi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buôi trưa nắng dài bãi cát
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát ”
Sự trầm bổng của ngôn ngữ đã đưa “Âm vang của gió, của sóng, âm vang của một tấm lòng” vào những câu thơ trên.
Như vậy thanh âm và nhịp điệu góp phần thể hiện những khía cạnh tinh vi trong tâm cảm của con người. Người nghệ sĩ đã không lệ thuộc vào những nhịp điệu quy định trước mà sáng tạo độc đáo từ đó thể hiện những cung bậc tình cảm trong cõi lòng mình. Âm thanh và nhịp điệu là đặc trưng, cũng là vẻ đẹp đáng quý của ngôn ngữ thơ
* ) Sư trùng điêp:
Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ được thế hiện ở việc dung vần, điệp câu, điệp ngữ. Vần trong thơ cũng có tác dụng như một nốt nhạc trong một bản nhạc.Nó kết dính các vần thơ với nhau tạo thành một thế thống nhất có âm hưởng riêng, dễ đọc, dễ nhớ và gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong thơ cách luật, việc quy định về vần rất chặt, đó là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của bài thơ. Trong thơ hiện đại, việc sử dụng vần không còn bị quy định
chặt chẽ, song các nhà thơ vẫn sử dụng vần như một biện pháp hiệu quả để tăng tính biếu cảm và ấn tượng cho những câu thơ. Chẳng hạn:
“ Em ơi Ba lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn ”
Nhạc điệu trong thơ là một đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ. Nhạc điệu đã làm cho những vần thơ thêm vẻ đẹp huyền bí. Đe lại ấn tượng sâu sắc và lâu bền trong lòng độc giả.