Tố Hữu trước hết lại là một nhà thơ cách mạng. Cuộc đời ông, trái tim ông đã “dành cho Đảng phần nhiều”. Đảng yêu cầu ông trước hết phải nhằm vào đại chúng mà tuyên truyền, vận động cách mạng. Ý thức về đối tượng ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến phương hướng phát triển của phong cách nghệ thuật của ông.
Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu ban đầu là cái tôi cá nhân- chiến sĩ và càng về sau “cái tôi” ấy nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng, dân tộc:
“Từ ẩy trong tôi bừng nang hạ Mặt trời chân lý chói qua tim ”
Sự gặp gỡ lý tưởng đã tạo nên một “cái tôi” trữ tình kiểu mới trong thơ- “cái tôi” tự ý thức sâu sắc về mình đồng thời là cái tôi gắn bó với muôn người, ở giữa mọi người.
Nếu như “Từ ấy” nổi bật và kết tinh giá trị của tập thơ là hình tượng cái tôi trữ tình của tác giả - người chiến sĩ cách mạng thì đến “Việt Bắc” là hình ảnh tâm tình, tiếng nói của quần chúng kháng chiến.
Đó là anh vệ quốc quân nông dân hiền lành đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội:
“Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh th ế”
(Cá nước)
Đọc hai câu thơ của Tố Hữu giản đơn như không có gì mà thực ra mạnh mẽ như một chân lý. Tố Hữu đã lấy sức mạnh của thơ làm cho tình “cá nước” thành điển hình của một tình cảm lớn lao của thời đại: tình quân dân.
Tố Hữu đã ca ngợi bà mẹ trong hình ảnh “Bà mẹ Việt Bắc” ngồi kể “chuyện nhà chuyện cửa”; trong hình ảnh bà Bủ nằm ổ chuối khô “nhớ con đi bộ đội”; đặc biệt là bà Bầm suốt đời thắt lưng buộc bụng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm 6 0 ”
Hình tượng quần chúng kháng chiến còn được thể hiện qua nhân vật Lượm, em bé liên lạc hồn nhiên, anh dũng ngã xuống trên cánh đồng quê dưới làn đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh của em vẫn còn mãi với quê hương đất nước:
“Cháu bé loẳt choẳt Cái xẳc xinh xỉnh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh ”
Cái tôi trữ tình Tố Hữu đã hóa thân vào các nhân vật quần chúng hoặc có hiện diện thì cũng chỉ là một đường viền để làm nổi bật những con người quần chúng, trực tiếp bày tỏ lòng yêu mến và niềm cảm phục với họ trong sự gần gũi, thân thiết của tình đồng bào, đồng chí.
Nếu như phần đầu tập thơ “Việt Bắc”, cái tôi trữ tình của nhà thơ thường nhập vào vai quần chúng hoặc hướng vào để làm nổi bật những con người quần chúng thì phần cuối tập thơ lại nối bật cái tôi sử thi, mang tính khái quát và đại diện cho nhân dân, dân tộc, cách mạng:
“Ta thiết tha tự do dân tộc Không chỉ vì một dải đất riêng Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc Giết màu xanh cả trái đất thiêng”
(Miền Nam)
Đây không phải là vấn đề cá nhân: “mình” - “ta” như trong ca dao trữ tình mà là vấn đề mang tầm vóc dân tộc, thời đại.
Đó là chị Trần Thị Lý - người con gái Việt Nam kiên cường anh dũng, dù “dùi đâm, dao cắt, lửa nung” nhưng vẫn chiến thắng:
“Ôi trải tỉm em trải tỉm v ĩ đại Còn một giọt máu tươi đập mãi Không phải cho em
Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em Cho tô quốc loài người”
Đó là anh Nguyễn Văn Trỗi khi ra pháp trường giáp mặt với kẻ thù, với cái chết mà tư thế “vẫn hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu”:
“Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bat tử Có những lời hơn mọi lời ca
Có con người như chân lý sinh ra ”
(Hãy nhớ lấy lời tôi).
Đó là những anh hùng giải phóng quân của thế kỷ XX - con người đẹp nhất.
“Hoan hô anh giải phóng quân Kỉnh chào anh, con người đẹp nhẩt. Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang bat khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ X X ”
Trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại, Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác Hồ sớm nhất, nhiều nhất và thành công nhất. “ Bác ơi” là bài thơ được Tố Hữu viết ngay khi lãnh tụ Hồ Chí Minh qua đời, như một điếu văn bi hùng bằng thơ, tràn đầy niềm đau xót tiếc thương vô hạn nhưng cũng rất tự hào. Trong niềm đau thương lớn nhà thơ đã cảm nhận cảm xúc và thấu hiếu phấm chất đạo đức cao cả tuyệt vời trong sáng của Bác Hồ. Có những câu thơ đạt đến sự cô đúc, hàm súc, chính xác và giản dị như một chân lý:
“Bác ơi, tỉm Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người ”
(Bác ơi)
Cảm hứng nổi trội trong ơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và cảm xúc trong thơ Tố Hữu thường là hiện thơ ca Tố Hữu là những cảm hứng lãng mạn.
Thơ ông hướng vào tương lai, kh tại vươn tới tương lai, trong chiến đấu gian khố luôn tin vào thắng lợi, nói đến khó khăn thiếu thốn là đế ngợi ca phấm chất cao đẹp và nghĩa tình thắm thiết, bất diệt của những người anh hùng còn mãi với đất nước và sự nghiệp cách mạng. Đây là đặc điếm thứ hai của thơ ca trữ tình Tố Hữu và cũng là hai đặc điểm quan trọng không thể thiếu khi tiếp cận một văn bản thơ.