Nội dung trữ tình trinh trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gan liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc hiểu thơ trữ tình tố hữu trong nhà trường THPT (Trang 36)

liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

a) Khuynh hướng sử thi:

Khuynh hướng sử thi là một yếu tố siêu thể loại, là một đặc điểm chung của thơ ca giai đoạn 1945-1975. Khuynh hướng này được đặc biệt thế hiện trong giai đoạn 1955-1975. Khuynh hướng sử thi là đặc điếm của văn học sáng tác trên nền tảng của ý thức cộng đồng toàn dân, xuất hiện vào thời kỳ đất nước có giặc ngoại xâm. Nó đặt dân tộc, quốc gia trước sự tồn vong, đòi

hỏi phải động viên toàn bộ sức lực, tâm huyết của toàn dân tộc. Nói cách khác khuynh hướng sử thi là khuynh hướng văn học có xu hướng thế hiện những vấn đề lớn lao của dân tộc, thời đại.

Khuynh hướng sử thi đã có ở thơ Tố Hữu ngay từ chặng đường đầu với tập thơ đầu tay “Từ ấy”. Nó ghi lại những phấn đấu và trưởng thành của người thanh niên cộng sản qua ba chặng đường “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”, phản ánh một thời kỳ lịch sử sôi động của phong trào cách mạng giành độc lập, dân chủ của nhân dân ta.

“Từ ấy trong tôi bừng nang hạ Mặt trời chân lỷ chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lả

Rất đậm hương và rộn tiếng chim ”

(Từ ấy)

Nhân vật trữ tình chính là nhà thơ nhưng tiếng nói lúc này đã mang tính chất đại diện, thế hiện niềm vui lớn của dân tộc khi được giải phóng. Bài thơ là niềm hân hoan của cả một thế hệ thanh niên cách mạng tạo nên một cảm xúc ngây ngất say mê

Đen tập thơ “Việt Bắc” là sự chuyển biến mạnh mẽ của thơ Tố Hữu theo phương châm dân tộc và đại chúng, phù họp với phương châm văn nghệ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nói như nhà phê bình Hoài Thanh, “Việt Bắc” xứng đáng được gọi là: “Khúc trường ca của tình yêu đất nước”

“Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực

Trên đất nước như huân chương trên ngực Dân tộc ta, dân tộc anh hùng.

...Của ta trời đẩt đêm ngày

Núi kia, đồi nọ, sông này của ta ...”

Khuynh hướng sử thi bộc lộ rõ nét, ngày càng đậm nét và đầy đủ là từ cuốn tập “Việt Bắc”. Sau 3000 ngày đêm chiến đấu gian lao, sau khói lửa đất nước lại hiện lên đẹp đẽ hơn bao giờ hết:

“Chỉn nẫm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng ”

b) Cảm hứng lãng mạn

Tố Hữu luôn khám phá chiều sâu của thực tại. Nắm bắt được tương lai trên quy luật tất yếu của hiện thực. Chính vì vậy thơ Tố Hữu vừa khơi gợi được trí tưởng tượng bay bổng vừa gần gũi cụ thể. Tố Hữu nói đến những gian truân vất vả để luôn tin vào chiến thắng, nói đến hi sinh là để khẳng định sự trường tồn bất diệt của con người Việt Nam. Chang hạn:

“Hãy cẳt đứt những dây đàn ca hát Những sẳc tàn vị nhạt của ngày qua Nâng đón lẩy màu xanh hương bát ngát Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa ”

(Tháp đổ)

yếu tố lãng mạn trong thơ Tố Hữu có sức truyền cảm, sức cổ vũ lớn, khơi dậy niềm tin, sự tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

2.2.1.3. Thơ Tố Hữu trong thòi kỳ kháng chiến chổng M ỹ thiên hắn vềkhuynh hướng sử thi và tính chính luận - thời sự, bám sát các sự kiện lớn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp đặc trưng thể loại trữ tình hiện đại với việc đọc hiểu thơ trữ tình tố hữu trong nhà trường THPT (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)