Tìm hiểu thời điểm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (tức là tìm hiểu xuất xứ) là công việc có tính nguyên tắc trong giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. Giáo viên giúp học sinh có những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh hẹp trực tiếp ra đời của tác phẩm ấy. Tất cả những điều này sẽ rọi sáng vào bài văn và bao giờ cũng luôn bổ ích cho người dạy, người học trong chiếm lĩnh tác phấm.
Dạy bài “Từ ấy” của Tố Hữu, thông qua việc đọc tiểu dẫn, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết xuất xứ của bài thơ. Năm 1983, khi Tố Hữu
18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong phong trào Đoàn TNCS Huế được vinh dự kết nạp vào ĐCS Đông Dương. Và trong tháng 7/1983 đầy ý nghĩa, Tố Hữu đã viết bài thơ “Từ ấy”. Đồng thời giáo viên phải giúp học sinh hiểu và thấy ở bài thơ không chỉ là tiếng reo vui của người chiến sỹ say mê lý tưởng mà còn là tiếng hát yêu thương tin tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai của toàn dân tộc.
Dạy bài “Việt Bắc” của Tố Hữu, giáo viên hướng dẫn học sinh thấy hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, hòa bình được lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Từ cảm hứng trên Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Từ điếm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ đế tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khố mà hào hùng, đế nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân. Tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn đế dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng.