II. Ích lợi của sự lựa người làm.
III. Những lời chỉ trích. IV. Cách lựa.
1. Theo thị hiếu.
2. Theo tài năng. 2A- Các hạng người
2B- Không hạng nào quí hơn hạn nào 2C- Sắp đặt theo tài năng
2D- Bảng ghi tài năng. 2E- Thẻ của thợ
3. Theo tính tình
4. Vài kết quả. Kết luận.
5. Diện mạo giúp ta biết người.
I. CÔNG VIỆC PHẢI HỢP VỚI TÂM LÍ VÀ SINH LÍ MỖI NGƯỜI
Ta phải lựa người làm mà giao công việc để đạt được mực tối cao của năng lực sản xuất mà không đi ngược với những nhu cầu tâm lí và sinh lí của mỗi người.
Về tâm lí, ta thấy đàn bà khác đàn ông. Đàn bà có lòng nhân từ nhưng phần tình cảm thắng phần lí trí, cho nên rất tận tâm nhưng cũng dễ cố chấp. Đàn ông, vì lí trí thắng tình cảm, cho nên sáng suốt hơn, quả quyết hơn nhưng có phần ích kỉ.
Đó là nói về phần đông. Trong số đàn bà và đàn ông cũng có người nóng nảy, có kẻ điềm tĩnh, có người hăng hái, có kẻ lạnh lùng. Giao một công việc tỉ mỉ cho
148
người nóng nảy, hoặc công việc điều khiển một đoàn thể cho kẻ lãnh đạm, tức là mua trước sự thất bại.
Về sinh lí, ta thấy có hạng người bắp thịt nổi khắp mình, có hạng người mà toàn thân chỉ là một bó gân hoặc một bao mỡ.
Taylor đã nghiên cứu công việc vác những thỏi gang để đặt vào xe. Trung bình trong 8 người thợ, ông chỉ lựa được một người “vai u thịt bắp” (không có nghĩa gì khinh bỉ trong bốn tiếng ấy hết), hợp với công việc đó. Lựa được người rồi, ông cho họ nghỉ một chút sau khi vác được 10 hoặc 20 thỏi gang. Kết quả là công việc làm mau hơn trước gấp 4 lần.
Một người khác đã thí nghiệm thấy rằng những bắp thịt của bàn tay co vào duổi ra nhiều lắm, mỗi phút được 120 lần. Nếu dùng một cái máy để bắt những bắp thịt đó co vào 150 lần trong một phút và như vậy trong 5 phút liên tiếp thì khi nghỉ, bàn tay sẽ cứng đơ và 1 giờ sau bàn tay mới cử động lại được. Nếu làm như vậy trong 10,15 phút thì bàn tay sẽ không cử động được nữa, cho tới suốt đời người.
Nhưng mỗi phút co vào 120 lần thì tuy mau mà chóng mệt. Mỗi phút co 30 lần thì không mệt chút nào nhưng quá chậm. Lợi hơn hết là bắt co mỗi phút 60 lần thôi (nghĩa là nửa số tối đa 120/2 = 60). Như vậy vừa mau mà vừa làm hoài không mệt.