TIẾT ĐIỆU CỦA CÔNG VIỆC

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 83)

84

1. Tiết điệu là gì? Công việc có tiết điệu không?

Tiết điệu là cái nhịp nhanh hay chậm, dài hay ngắn. Một đợt sóng nhô lên, hạ xuống, mỗi lần như vậy tiến được một chút, tới bờ thì lùi ra, đợt sóng sau lại kế tiếp nhau như vậy. Đó là tiết điệu của sóng. Sau ba tháng xuân tới, ba tháng hạ, rồi thu, đông. Hết bốn mùa lại trở lại xuân. Đó là tiết điệu của bốn mùa.

Nhìn cử động của người làm việc như người nhà quê giả gạo, người thợ rèn đập sắt… Ta cũng thấy có một tiết điệu; hoặc đưa cái chày hoặc đưa cái búa lên khỏi đầu, ngừng một chút rồi đập xuống mạnh, ngừng một chút rồi lại đưa lên…

Tiết điệu có 3 nguyên tố: tốc độ (nhanh hay chậm), thời gian (lâu hay mau), cường độ (mạnh hay yếu).

Đầu thế kỷ 19, ông Babbage đã nghiên cứu tiết điệu của công việc tùy theo thời giờ và sức mạnh. Tới cuối thế kỷ đó, ông Binet lại nghiên cứu tiết điệu của chữ viết, tùy theo tốc độ viết. Ông thấy rằng:

- Gạch một đường thẳng hoặc tròn, khi tới giữa đường ta gạch mau hơn ở đầu đường và cuối đường.

- Có sự thay đổi gì bất ngờ thì tốc độ chậm lại.

- Khi viết càng mau thì chữ càng nhỏ đi và càng liền với nhau, nhưng càng thưa ra.

Một người khác nghiệm rằng muốn cho vừa mau vừa ít mệt: - Bắt đầu cử động mỗi phút 20 lần.

- Bàn tay mặt khi đưa đi đưa lại độ 10 phân thì phải làm 120 lần mỗi phút, nhưng nếu đưa đi đưa lại khoảng 20 phân thì mỗi phút chỉ nên làm 60 lần thôi.

85 Vật càng lớn thì cử động càng chậm:

- Loài bò co duỗi bắp thịt của nó mỗi phút 70 lần. - Loài chó mỗi phút 100 lần

- Loài mèo mỗi phút 160 lần

- Loài chuột nhắt mỗi phút 330 lần

- Loài ruồi đập cánh mỗi phút tới 20000 lần Người cũng vậy, càng mập thì càng chậm.

Suy nghĩ và nói cũng có liên lạc với cử động. Vừa đi vừa suy nghĩ thì ý tới dễ dàng. Đương đi, có điều gì nghi ngờ trong ý nghĩ thì chân cũng tự nhiên ngừng lại. Cho nên Montaigne nói: “Khi tôi ngồi, những ý nghĩ của tôi cũng ngồi” nghĩa là ý không lại nữa, nghĩ không ra nữa. Một thi nhân đời Đường thích ngồi trên lưng ngựa băng qua đồng, núi để tìm ý thơ và khi tìm được một ý nào, chép lại ngay, bỏ vô túi đeo bên mình. Các nhà diễn thuyết, tới đoạn nào hùng hồn, bất giác múa tay, như là họ “suy nghĩ bằng tay”. Mới nói, họ ngập ngừng, lời khô khan, nói được một lúc lời họ trôi chảy và bong bảy, thao thao bất tuyệt. Đó là tiết điệu của tư tưởng.

2. Bedaux

Vì nghiệm thấy vậy, nên nhiều người chỉ trích máy móc là trái với thiên nhiên. Người chế tạo máy nghĩ tới sản xuất cho nhanh, cho nhiều rồi bắt người phải theo tốc độ của nó, tiết điệu của nó. Đó là một sự tủi nhục của loài người: ta chế tạo ra máy để rồi trở lại làm nô lệ cho máy, nó muốn xem ta phải như vậy, bỏ cái tiết điệu của ta mà theo cái tiết điệu của nó. Ta chậm chạp, nó bắt ta phải làm nhanh cho kịp nó; ta mệt nhọc, nó không cho ta nghỉ, lôi kéo ta theo nó.

Taylor chỉ nghĩ tới sự dùng người cho hợp với máy và công việc. Đó là một sự thiếu sót. Đáng lẽ ta phải chế tạo máy cho hợp với người để được đúng luật thiên

86

nhiên. Gần đây Bedaux đã nghĩ vậy, nghiên cứu tiết điệu của cử động tùy theo thì giờ, sự gắng sức và những điều kiện làm việc, để tìm một phương pháp, một tốc độ hợp với mỗi việc, thay đổi tiết điệu của máy cho hợp với tiết điệu của người. So với Taylor ông đã tiến được một bực.

Tôi chưa được đọc sách nào chỉ rõ phương pháp Bedaux ra sao, nhưng trong

cuốn L’homme au travail (C.N.O.F) có nói phương pháp đó được áp dụng ở Mỹ

trong chiến tranh vừa rồi và nhờ nó mà Mỹ đã sản xuất được một số khí giới thừa thãi, đã cho lính đổ bộ được 345000 tấn khí cụ một cách có thể gọi là dễ dàng không hấp tấp.

Hình như phương pháp đó còn đương nghiên cứu thêm vì cũng trong cuốn

L’homme au Travail có nói năm 1945 một vài người đương thí nghiệm để tìm cách:

- Tổ chức công việc cho hợp với tâm lí, sinh lí của loài người. - Định tốc độ của máy cho hợp vớp tiết điệu của ta.

- Tìm vị trí của người sao cho hợp với mỗi việc (như việc này nên đứng mà làm hay nên ngồi, nên cúi hay nên thẳng người…)

- Định số giờ làm việc và số giờ nghỉ.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng động tới não cân.

- Đó là cả một chân trời xán lạn, cho ta hy vọng một ngày kia loài người sẽ được giải thoát khỏi ách nô lệ của máy móc. Trong khi chờ đợi kết quả, ta nên nhớ rằng: cơ thể của ta có tiết điệu riêng, đừng nên làm trái nó.

87

CHƯƠNG NĂM

HỢP LÍ HOÁ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC ( TIẾP THEO)

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 83)