PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC ĐA ÂM

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 103)

Vì có những lời oán đó mới phái sinh ra phương pháp đa âm. Người ta nghiệm thấy rằng mỗi người có thể làm được nhiều nghề khác nhau và nếu mỗi ngày hoặc mỗi tuần cho ta thay đổi công việc một lần, thì ta thích lắm. Vì bắt buộc phải làm hoài một việc cho nên phần đông chúng ta đều có một tiêu khiển riêng nó gần thành như nghề thứ nhì của ta. Tôi thấy có giáo sư chăm nom gà, vịt, có ông phán thích đóng bàn ghế, có kỹ sư ham viết văn, có ông kiểm lâm lại chích thuốc và làm y tá

104

cho cả xóm, ai có cơn nóng đầu, sổ mũi thì cứ đưa lại ông ta, ông vui vẻ tận tâm trị bệnh cho mà không nhận lời cám ơn.

Nếu xã hội tổ chức ra sao cho người nào cũng vừa làm một công việc về tinh thần vừa làm một công việc bằng tay chân được thì tôi chắc loài người sẽ vui sướng mạnh khỏe hơn nhiều.

Trong hiện tình của xã hội, ta chưa thể làm đúng như vậy, nhưng ít nhất ta cũng có thể thay đổi hoạt động của mỗi người trong phạm vi một nghề cho công việc khỏi chán. Đó là qui tắt của phương pháp tổ chức đa âm.

Các nhà tổ chức ở Mỹ đã nghiên cứu phương pháp ấy, bỏ hẵn lối phân công quá đáng của Taylor, mà chia công việc ra từng kíp chứ không chia cho từng người nữa và họ thấy kết quả khả quan.

Ví dụ ta muốn làm những bóng đèn nói ở đoạn trên, trước kia người ta giao mỗi công việc cho một người thợ hoặc một số thợ, người thì chuyên làm dây đèn, người chuyên lắp, người chuyên rút không khí trong bóng đi…

Bây giờ người ta giao những công việc đó cho một kíp thợ, để thợ tự lựa; ấy người trong kíp, như vậy mới có thiện cảm giữa anh em trong kíp. Rồi họ chia công việc mỗi người hôm nay làm công việc này, mai làm công việc khác, thay phiên nhau. Mỗi người cũng được thay phiên làm cai kíp nữa. Tất nhiên là sự thay phiên đó phải được dự tính kỹ càng để cho công việc được nhiều kết quả.

Người ta nhận thấy rằng như vậy thợ đều được dùng hết tài năng của họ, họ vui vẻ hơn, không thấy phải làm nô lệ cho máy móc nữa và việc sản xuất tăng lên được nhiều.

Như trong một hãng làm thuốc điếu trước kia giao một công việc cho mỗi người nay giao hai công việc cho mỗi người, thì sức sản xuất tăng lên được từ 10 đến 15 phần 100.

105

Ông Wyatt còn nhận thấy rằng chỉ cần báo trước cho thợ biết là buổi chiều sẽ thay đổi công việc mà năng lực sản xuất hôm đó tăng lên liền.

Ông Leon Walther thí nghiệm ngược lại: 9 người đương quen với lối cứ 3 giờ thay đổi công việc một lần, bỗng nhận được lệnh phải làm hoài một công việc. Suốt tuần lễ đó, họ chán nản vô cùng tới nổi mất ngủ, thấy nhức đầu, mệt nhọc và cuối tuần có nhiều người muốn khóc.

Để thợ thay phiên nhau làm các kíp còn được cái lợi này nữa là làm cho thợ mất lòng ganh tị, có tinh thần đoàn kết với nhau hơn, vui vẻ giúp đỡ nhau hơn.

Tóm lại, phương pháp đa âm chẳng những làm tăng năng lực sản xuất lên mà còn thay đổi cả tinh thần của thợ, đã đưa họ từ địa vị nô lệ cho máy móc gần tới được địa vị tự mình làm chủ mình.

Phương pháp ấy đã được áp dụng ở Âu, Mỹ 20 năm nay rồi. Bao giờ nó mới được áp dụng ở nước nhà? Tôi tưởng vấn đề đó chỉ do sự hiểu biết của các ông chủ sở, chủ hang thôi. Nếu họ hiểu thì có thể áp dụng được liền vì đã không tốn tiền mà cũng không cần thêm máy móc gì cả.

Ở sở Bưu Điện, tôi thường thấy các thầy thay phiên nhau bán tem, làm ngân phiếu… Và trong những bọn người đào đất, tôi cũng thấy người ta hay phiên nhau, lúc thì đào, lúc thì gánh, lúc thì đắp...

Tại sao chưa đọc những sách về môn Tổ chức công việc mà những người ấy đã

biết áp dụng ngay phương pháp đa âm như vậy? Tại phương pháp ấy rất tự nhiên và hợp với nhu cầu của họ, tức là của chung loài người.

106

CHƯƠNG TÁM

KIỂM SOÁT CÔNG VIỆC

I. Kiểm soát những gì?

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 103)