TÍNH GIÁ VỐN

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 117)

118 1. Tại sao cần biết giá vốn?

Một xí nghiệp tư, một xí nghiệp quốc hữu hoá cũng vậy, cần biết giá vốn để: - Tính xem lời hay lỗ.

- Định giá bán. Thường thì có nhiều xí nghiệp cùng chế một thứ hàng. Giá hàng tùy theo luật cung cầu mà lên hay xuống. Có nhiều người mua, giá hàng đương lên, nếu ta tính sai giá vốn mà bán rất rẻ, tất là đã thiệt cho những nhà sản xuất khác nữa.

2. Giá vốn là gì? Không ai biết

Nhưng có cách nào tính cho thiệt đúng giá vốn được không?

Tôi lấy ví dụ này: Ta đi chợ mua 10 lít gạo (nặng 8 kí lô) là 20 đ và 2 kí thịt là 24 đ, đi xe về nhà mất 3 đ. Vậy giá vốn của 20 lít gạo là bao nhiêu? Của 2 kí thịt là bao nhiêu? Ba đồng bạc đó phải chia ra làm sao? 10 lít gạo chịu bao nhiêu đồng? 2 kí thịt chịu bao nhiêu đồng?

a. Phải chia tùy theo sức nặng của gạo và của thịt? b. Hay tùy theo giá tiền của nó?

c. Hay chỉ tính vào giá gạo thôi vì ta cốt ý mua gạo rồi thấy thịt rẻ, mới mua thịt về?

Tùy theo ba cách đó, ta tính ra, thấy giá vốn của mỗi thứ là:

119 - giá thịt = 24 đ +

Theo lối b - giá gạo = 20 đ +

- giá thịt = 24 đ +

Theo lối c - giá gạo= ( 20 đ + 3 đ) : 10 = 2,30 - giá thịt = 24 đ : 2 = 12 đ

Nếu ta là một nhà bán gạo, tính theo giá 2 đ 14 một lít, còn những nhà khác tính theo 2 đ 24 thì tất nhiên là ta thiệt. Hoặc nếu ta bán cả 2 thứ gạo và thịt, gạo theo giá 2 đ 30, thịt theo giá 12 đ (nghĩa là tiền xe bắt gạo phải chịu hết) thì tất nhiên thịt có nhiều người mua mà gạo thì ế và ta phải lỗ.

Trong thí dụ đơn sơ đó, bạn cũng đã thấy rằng có tới 3 cách tính giá vốn. Cách tính nào cũng có lí hết, không biết cách nào là đúng cả, nghĩa là không biết giá vốn là cái gì, phải tính ra sao. Cho nên có người đã nói: “giá vốn ư: Không ai biết nó là cái gì hết. Không ai có thể biết nó là cái gỉ hết.”

3. Có nhiều thứ giá vốn

Chính vì giá vốn khó tính nên càng phải định rõ nghĩa để cho mỗi người đừng hiểu một cách khác nhau.

a) Giá vốn dự tính (1) (Prix de revient prévisionnel).

Năm ngoái ta làm nón bán, giá vốn tính ra là 30 đ một chiếc. Năm nay vật liệu và nhân công đều cao lên khoảng 20 đ, vậy giá vốn năm nay phải vào khoảng

120

30 đ + . Giá 36 đ đó là giá vốn dự tính. b) Giá vốn kế toán (Prix de revient comptable).

Sau khi làm nón rồi, tính giá vốn lại thấy nó lên tới 40 đ chứ không phải 36 đ như đã định. Giá vốn 40 đ đó là giá vốn kế toán.

c) Nhưng ta nhận thấy sở dĩ gia vốn tới 40 đ như vậy là vì thợ đáng lẽ làm được 500 cái nón chẳng hạn, thì chỉ làm được 300 cái thôi, hoặc vì họ đau phải nghỉ, hoặc vì thiếu vật liệc cho họ làm. Nếu họ làm vừa sức họ, số nón sẽ nhiều hơn và giá mỗi chiếc sẽ hạ xuống chỉ còn 34 đ thôi. Giá 34 đ đó tức là giá vốn tính theo cách hợp lí (Prix de revient d’imputation rationnelle).

Ta lại phải nói rõ giá vốn vào lúc nào nữa: khi mới làm thành chiếc nón hay khi đã dán hiệu, đã làm cái hộp để đựng nó? Hay là giá vốn sau khi đã bán được? (Trong giá này có lương của những người đứng bán, tiền phí tổn về gian hàng, về quảng cáo v.v...).

Vì những giá vốn khác nhau như vậy cho nên nói giá vốn suông không được, phải chỉ rõ giá vốn nào? Vào lúc nào?

4. Cách tính giá vốn

Khi tính giá vốn, phải biết giá nguyên liệu và phí chế tạo. Trong phí tổn chế tạo có công thợ có phí tổn chung nhất định và phí tổn tỉ lệ, cũng kêu là phí tổn phụ thuộc.

Ví dụ hãng ta làm dao (lưỡi thép, cán đồng) và kéo. Thép và đồng là nguyên liệu. Phải dùng hai cái máy, một cái xưởng, một cái kho, một buồng giấy, hai thầy thư kí, 18 người thợ. Mỗi tháng làm được 10.000 con dao và 5000 cái kéo.

121

Số tiền mướn xưởng, mướn phòng giấy, số tiền trừ lần khoản hao mòn máy móc (amortissement), số lương thư kí… kêu là phí tổn chung nhất định.

Nhưng muốn cho máy chạy, cần có dầu nhớt, có điện… Những phí tổn đó cũng tính vào giá vốn, dao, kéo. Và tất nhiên không thể chia hai, dao chịu một nửa, kéo chịu một nửa. Máy làm kéo cần dùng nhiều dầu nhớt, nhiều điện thì phải tính toán nhiều phí tổn vào kéo, máy làm dao cần ít dầu nhớt và điện thì phải tính ít. Vì vậy mà những phí tổn đó kêu là phí tổn tỉ lệ.

Tóm lại, nếu V là giá vốn

N là giá vốn nguyên liệu C là tiền công thợ.

T là phí tổn tỉ lệ

P là phí tổn chung nhất định Thì V = N+C+T+P

Nhưng N+C+T tức là giá vốn ở xưởng, ta gọi là V1 Vậy V = V1 + P

Bạn thấy rằng nếu làm 1.000 con dao thì cũng phải một cái xưởng, một phòng giấy, hai cái máy mà làm 100 con dao cũng vậy. Nghĩa là phí tổn chung nhất định đó không đổi. Nếu làm 100 con thôi, thì mỗi con phải chịu:

122

Vậy sản xuất càng nhiều thì giá vốn càng nhẹ đi. 5. Phải tính cho hợp lí

Tính giá vốn rất khó, phải cẩn thận, có thứ tự lắm mới khỏi lầm lẫn, khỏi bỏ sót. Muốn vậy, phải để cho một người hoặc một cơ quan chịu trách nhiệm thôi. Bất kỳ giấy tờ kế toán gì cũng phải do người đó hoặc cơ quan đó phát ra rồi lại thu về để tính toán.

Ở dưới đây, chúng tôi sẽ nhắc lại những điều cần nhớ để tính cho hợp lí.

a) Ta dùng thép làm dao, nhưng trong kho có ba, bốn thứ thép mua trước, mua sau, thứ đắt, thứ rẻ; khi tính giá nguyên liệu phải lấy giá nào? Giá cũ nhất? Giá mới nhất? Giá cao nhất? Giá thấp nhất? Giá trung bình? Tính theo lối nào cũng có lí hết. Điều cốt yếu là các hãng cạnh tranh nhau phải cùng tính một lối như nhau.

b) Số vốn dùng để làm ăn, nếu đi vay, tất nhiên ta phải chịu lời. Nếu không vay thì tự nó cũng phải sinh lời. Có nên kể số lời đó vào giá vốn hoá vật chế tạo ra không? Thuyết xưa cho rằng không, nhưng thuyết ngày nay khuyên nên kể, và kế hoạch kế toán 1947 đã theo thuyết sau này. Vì nếu không kể thì giá vốn các xí nghiệp sẽ khác nhau nhiều. Bạn có xưởng, khỏi đi mướn, giá mướn đó tôi phải tính trong số phí tổn chung nhất định, cho nên giá vốn của tôi cao hơn giá vốn của bạn. như vậy làm sao so sánh được?

c) Còn một vấn đề nữa bàn cãi cũng đã nhiều, là cách trừ dần khoản hao mòn máy móc. Ta mua một cái máy năm 1936 giá 10.000 đ, định cho nó chạy 10 năm rồi thay. Vậy mỗi năm phải trừ lần:

Đến năm 1946, trừ đủ 10.000 đ và ở trong sổ, ta ghi máy đó không đáng giá gì nữa. Nhưng thật ra thì vì thời cuộc, máy móc hiếm, giá tăng lên, cho nên năm 1946

123

máy đó vẫn còn bán được 5.000 đ. Số 5.000 đó, nếu muốn công bằng, phải chia đều cho các cổ đông (cổ phần).

Nếu năm 1946 máy đó hoàn toàn vô dụng, bán không được tiền nữa, ta phải mua máy khác. Nhưng số 10.000 đ đã trừ vào máy trước, nay không đủ để mua máy mới (vì máy 1946 đắt hơn nhiều). Nay phải trả 100.000 đ chẳng hạn. Như vậy nghĩa là ta đã trừ ít quá.

Cho nên khi tính số tiền trừ lần khoản hao mòn máy móc, phải tính sao cho tổng cộng các số tiền đã trừ từ trước tới nay phải bằng giá bây giờ của máy mới trừ với giá bây giờ của máy cũ.

Thí dụ máy mua năm 1942. Từ đó đến năm 1948, đã trừ được 50.000 đ. Máy đó, năm 1949, nếu bán lại thì được 30.000 đ. Và nếu mua một máy mới y như vậy phải 100.000 đ - 30.000 đ = 70.000 đ. Mà như trên kia đã nói, những năm trước ta đã trừ lần được 50.000 đ rồi, vậy năm nay ta phải trừ thêm : 70.000 đ – 50.000 đ = 20.000 đ. Năm nay ta phải trừ thêm : 70.000 – 50.000 = 20.000 đ.

6. So sánh với các hãng khác.

Sau khi đã biết giá vốn rồi phải tính xem : - Tiền công bằng mấy phần trăm giá vốn.

- Tiền nguyên liệu bằng mấy phần trăm giá vốn. - Tiền công bằng mấy phần trăm giá nguyên liệu.

- Tiền công bằng mấy phần trăm tiền phí tổn để quản lí.

- Rồi so sánh với những hãng cạnh tranh với ta, để biết phí tổn nào quá đáng và tìm cách giảm nó đi.

124

CHƯƠNG MƯỜI MỘT TIỀN CÔNG I. Các thuyết về tiền công.

1. Thuyết của Adam Smith

2. Thuyết trả theo vật giá 3. Thuyết trả theo cung cầu 4. Thuyết của Ricardo. 5. Một thuyết công bình.

II. Các lối trả tiền công.

1. Trả công giờ hoặc công nhựt.

2. Trả khoản

3. Trả thêm tiền thưởng. a) Tiền thưởng tính khoá

b) Lối Halsey c) Lối York d) Lối Rowan

4. Tiền công sai biệt. a) Lối Taylor

b) Lối Gantt

5. Tiền thưởng chung 6. Thưởng người chỉ huy 7. Các lối thưởng khác 8. Cách lựa lối trả công.

III. Những lối trả công mới mẻ nhất.

125

2. Lối chia tùy theo số sản xuất. a) Lối Schueller

b) Lối Rucker

IV. Chính phủ với thợ thuyền.

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 117)