CHUẨN BỊ LÀ CÂN NHẮC LỢI HẠ

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 96)

Công việc chuẩn bị do những cơ quan sau này trong xí nghiệp đảm nhận. - Phòng nghiên cứu

- Phòng mua các nguyên liệu để dự trữ - Phòng coi nhân viên

- Phòng chế tạo.

Sự chuẩn bị kĩ càng như vậy tất phải mất nhiều thì giờ, nhiều giấy tờ, nghĩa là tốn tiền. Đó là điều người ta thường trách nó. Lời trách đó rất có lí. Cho nên trước khi chuẩn bị một công việc, ta phải xét kĩ xem thì giờ chuẩn bị cộng với thì giờ chế tạo, sau khi chuẩn bị có ít hơn thì giờ chế tạo mà không chuẩn bị không? Nếu nó lớn hơn thì tất nhiên là sự chuẩn bị của ta tỉ mỉ vô ích. Tóm lại, cách nào ít tốn thì theo.

Ví dụ ta muốn đào một cái hầm đủ cho bốn người núp bom đạn. Ta có một cái cuốc, một cái xẻng và hai người làm. Ta không cần chuẩn bị vạch ngang trên đất chiều ngang chiều dài của hầm, định bề sâu là bao nhiêu rồi cho một người cuốc đất, một người xúc đất. Như vậy độ 1 giờ thì xong.

Nếu ta không làm cách đó mà lại lấy giấy, thước, bút, vẽ cái hầm, vẽ kích thướt rồi mới đưa cho họ hiểu thì tất tốn thì giờ hơn. Nếu ta lại cho một người cuốc thử đất, một người xúc thử, thấy công việc chậm bằng hai công việc xúc chẳng hạn, ta bèn chạy khắp xóm kêu thêm một người thợ cuốc, mượn thêm một cái cuốc nữa thì có khi ta mất cả buổi mà vẫn chưa đào lấy một tất đất nào hết vì kêu thợ không được.

97

Như vậy thì sự chuẩn bị của ta mặc dầu rất đúng phương pháp mà không hợp với lương tri, với lẽ phải vì đã quá tỉ mỉ, vô ích. Ta chỉ là một người gàn, một anh chàng “tổ chức giả hiệu”

Hạng giả hiệu này tai hại cho xí nghiệp hơn hoả hoạn nữa, cho nên phải đuổi họ đi mà dùng những nhà tổ chức chuyên môn.

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 96)