NHẤT LUẬT HOÁ VÀO LÚC NÀO?

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 72)

Muốn chế tạo một hoá vật, phải trải qua 2 thời kỳ:

1. Thời kì nghiên cứu xem hoá vật đó phải chế bằng những nguyên liệu nào, kích thước bao nhiêu, hình dáng ra sao…

73

2. Thời kì công nghiệp hoá tức là thời kì sản xuất rất nhiều để tung ra ngoài thị trường.

Trong thời kỳ thứ nhất, tất nhiên là ta không thể nhất luật hoá được vì ta còn đương tìm tòi, chưa định rõ chi hết. Đợi tới thời kỳ sau, khi hoá vật đã đầy ở thị trường, người ta đã quen dùng nó mà nhất luật hoá thì trễ quá.

Cho nên phải nhất luật hoá ở giữa 2 thời kỳ đó.

Ta lấy thí dụ này cho dễ hiểu. Nếu năm 1846 các nước ở Âu Châu không biết cùng nhau dùng một loại đường rầy, mỗi công ti tùy ý muốn dùng kiểu đường rầy nào cũng được, cho nên muốn đi từ nước này qua nước khác, từ miền này qua miền nọ, người ta phải đổi xe, vừa tốn thời gian vừa làm cho nhiều xe nằm ụ trong một thời gian. Lúc đó, xe lửa mới phát triển qui định mẫu mực ngay thì rất dễ: trái lại, nếu 4, 5 chục năm sau người ta mới tính chuyện dùng chung một kiểu thì tất nhiên nhiều nước nhảy lên phản kháng vì họ phải bỏ những kiểu cũ đi, bỏ cả những toa cũ đi, tốn tiền biết bao nhiêu.

Vậy phải nhất luật hoá cho đúng lúc, đừng sớm quá, đừng trễ quá. III. NHỮNG TÍNH CÁCH CỦA SỰ NHẤT LUẬT HOÁ 1. Nhất luật hoá phải được phổ cập

Nhất luật hoá sao cho muốn nhiều kết quả phải được phổ cập khắp trong nước và khắp cả toàn cầu, nếu không thì kết quả sẽ là câu chuyện những lưỡi dao cạo sau đây:

Hồi trước người ta đã nhất luật hoá những lưỡi dao cạo, lưỡi nào cũng có 3 lỗ để lắp vào dao. Một hôm, một nhà sản xuất thấy rằng có nhiều hãng mới ra tranh mất mối hàng của mình, bèn chế ra một kiểu dao cạo mới. Kiểu này dùng lưỡi dao 3 lỗ để lắp vào không được. Y tung ra thị trường vô số thứ dao đó. Trong mỗi hộp dao, y đặt vài lưỡi dao có kẽ ngang. Lưỡi dao này lắp vào những kiểu dao của hãng khác đều được. Thành thử người ta đổ xô vào mua những lưỡi dao có kẽ của y vì

74

nó tiện, lắp vào kiểu dao của y cũng được mà lắp vào kiểu dao của người khác cũng được.

Câu chuyện cạnh tranh gian lận đó sở dĩ có là vào lúc đó sự nhất luật hoá các lưỡi dao chưa được phổ cập, chỉ mới có một số nhà chế tạo dao dùng mà thôi.

Vậy phải có sự đồng ý của mọi người thì mới nói đến sự nhất luật hoá được. 2. Nhất luật hoá không phải là bắt buộc

Nhưng nhất luật hoá có tính cách bắt buộc không? Không. Các nhà kĩ nghệ đặt ra những mẫu mực chỉ có quyền bày giải những sự ích lợi, giản tiện của nó, rồi tùy ai muốn theo thì theo, chứ không có quyền bắt buộc người ta phải theo. Chỉ có Chính phủ mới có quyền đó và lúc đó sẽ thành ra một lệ luật chớ không phải là mẫu mực nữa.

Khắp thế giới chỉ có Nga bắt buộc các xí nghiệp dùng các mẫu mực. Điều đó rất dễ hiểu vì hầu hết những xí nghiệp ở Nga đều bị quốc hữu hoá từ lâu.

Các nước khác chỉ bắt buộc công sở dùng những mẫu mực thôi. Đối với tư nhân, chính phủ khuyến khích sử dụng mẫu mực. Nhưng thường thì có mẫu mực nào mới ra, người ta cũng dùng liền vì người mua thấy nó rẽ tiền và chắc rằng hoá vật nào đã được nhất luật hoá, nghĩa là đã được một cơ quan của Chính phủ định rõ cách chế tạo ra sao, thì không thể là một thứ hàng xấu.

Một phần của tài liệu Tổ chức công việc theo khoa học (Cẩm nang dành cho nhà quản lý) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)